Wednesday, January 23, 2013

» Home »

Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên

Peach tree at Sơn La prison
Peach tree at Sơn La prison

Sơn La prison is an old French prison which was
built on Khau Cả hill in 1908. During 1930 - 1945, 1,007
Vietnamese communists or patriots were imprisoned
at this place. (Cây đào Tô Hiệu tại Nhà tù Sơn La).
13 Sep to 18 Sep 2012 - Hòa Bình, Sơn La and Điện Biên are the first three provinces along the National Highway No. 6 which I visited on my 27-day trip to the North West. I have been to these provinces before, however some places were still new to me, so I wanted to see them on this visit. The travel companion and I left Hanoi early in the morning and we traveled 80km by mini bus. After we arrived in Hòa Bình city, we rented a taxi and traveled 12km to Bản Mỗ village of the Mường ethnic minority people. As soon as we arrived in the village, there were about 10 Mường ethnic women followed us and invited us to their stilt houses. We had to say “Thank you, we’ll come later” as we wanted to walk around the village and see the rice fields. Other than doing the farming works, the locals in this village also provide home stay service to tourists. It is very cheap, only US$2.5 per night and the locals can cook meals for you. Although you sleep in the stilt houses with the locals, there are modern toilets and bathrooms outside.



At a Thai ethnic minority house in Mộc Châu
At a Thai ethnic minority house in Mộc Châu

A Thai ethnic minority woman and
her grandson in Bản Áng 2 village, Mộc Châu
highlands, Sơn La province.
I already had a guesthouse in Hòa Binh city, so I only visited the village. We ended up visiting one of the stilt houses in the village. The house owner was so friendly and she invited us banana, tea and rice wine. She also wore traditional dress of the Mường ethnic people. At the end of the day, we gave her some tips and went back to Hòa Binh city.

Mai Châu town was our next destination. Mai Châu district is home to the Thai ethnic minority people and it is also a popular tourist destination, so we spent very short time over there. We went to Bản Văn village which is only one km from the town. By chance we met and talked with a poor Thai ethnic woman. She is sick and lives alone in a stilt house. We were so sad to see another Thai ethnic woman who has a tumor on her neck, but she said she has no money for a surgery.

We moved on to Lóng Luông village of the H’mong ethnic minority people in Mộc Châu highlands. It was the end of the corn harvest, so we saw dry stalks on the fields.Spring is the best time for visiting this area because of beautiful peach blossoms. The H’mong children in this village were so cute and loved to take photos. We walked along the path and went toward some houses, however the dogs were really aggressive. They barked or ran to us. If there were no house owners, I think they would have bitten us.

Vietnamese & Thai traditional dresses
Vietnamese & Thai traditional dresses

The two dresses on the left side are
Vietnamese traditional dresses "Áo Dài".
The one on the right side is Thai ethnic traditional
dress. This shot was taken in Sơn La city.
We stood by Highway No. 6 and caught a bus to Mộc Châu town. Next day we went to Bản Áng 2 village of the Thai ethnic minority people. It was morning and we saw Thai ethnic farmers went to the fields. We wanted to follow them, but we didn’t have boots and at points it was really wet to walk along the paths. We visited a house of the Thai ethnic people instead. There was an old couple and their grandson at home, so it was interesting to see how people live.

Sơn La city was our next stop and it was my first visit to the city. We went to Sơn La prison which is an old French prison built in the early 20th century. 1,007 Vietnamese communists and patriots were imprisoned at this place during 1930 - 1945 and in the old days they had to walk 200km from Hanoi then changed to a truck to this prison. After two bombings by the French and Americans, there were only ruins and some cells as well as a tunnel at the prison.


A Mường ethnic minority girl in Bản Mỗ village
A Mường ethnic minority girl in Bản Mỗ village

Bản Mỗ village of the Mường ethnic minority people
 was the first site we visited in Cao Phong district,
Hòa Bình province. This girl invited us to
her stilt house and she wore traditional dress
for us to take a photo.
Điện Biên Phủ is another historical site relating to the French war. It was the place where the French troops were defeated in May 1954 and it ended the French war in the Indochina. I visited this city in June 2009, but the weather was not good at the time so I only went to some sites close to the center of the city like French headquarters (General De Castrie), cemeteries, museum etc. This time we rented a car and traveled 37km to Mường Phăng district. We went to the Vietnamese headquarters where General Võ Nguyên Giáp used to live and worked in the jungle and he led the campaign to success. We also went to Co Mận village of the Thai ethnic minority people, but didn’t see people outside their houses, so we went back to Điện Biên city.

During our 6 days on this route, we visited 5 villages of the Mường, Thai and H’mong ethnic minority people. There are two groups of Thai ethnic minority women which are White Thai and Black Thai based on their hair styles. Our next destination was Lai Châu province which is more remote, but it’s very beautiful and interesting.

Sơn La prison during the French war
Sơn La prison during the French war

Ruins of the old French prison in the early 20th century.
Travel tips: The route we traveled: Hanoi (Mỹ Đình bus station) – Hòa Bình 80km, Hòa Bình – Bản Mỗ village 12km, Hòa Bình – Mai Châu 70km, Mai Châu – Lóng Luông village 30km (by taxi), Mai Châu – Mộc Châu 60km, Mộc Châu – Bản Áng 2 village 12km, Mộc Châu – Sơn La 120km, Sơn La – Điện Biên 160km, Điện Biên – Mường Phăng 37km.

Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên – Ngày 13/9 đến ngày 18/9/2012

Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên là 3 tỉnh đầu tiên trên trục đường Quốc lộ 6 mà tôi đã đến thăm trong chuyến đi kéo dài 27 ngày ở vùng Tây Bắc. Trước đây, tôi đã đi du lịch đến 3 tỉnh này, nhưng một số nơi vẫn còn mới mẻ nên lần này tôi muốn đến thăm. Tôi cùng bạn đồng hành rời Hà Nội vào buổi sáng sớm và chúng tôi đi xe khách 80km đến thành phố Hòa Bình. Sau đó, chúng tôi thuê taxi đi thăm Bản Mỗ của người dân tộc Mường, cách TP Hòa Bình 12km.

Street food "Quẩy" in Sơn La city
Street food "Quẩy" in Sơn La city

Sweet and salty "Quẩy" which are sold by a street in the city.
Ngay khi chúng tôi vừa xuất hiện ở đầu bản, một tốp khoảng hơn chục chị em phụ nữ đi theo và mời chúng tôi về nhà chơi. Chúng tôi phải trả lời liên tục “Cảm ơn chị, bây giờ bọn em đi dạo quanh bản và sẽ đến sau”. Chúng tôi đi theo con đường nhỏ ngang qua những ngôi nhà sàn và những ruộng lúa. Hồi tháng 3, tôi cũng đi ngang qua ngôi làng này trên đường đến Thung Nai, nhưng khi đó tôi đi cùng công ty và mọi người không có ý định đến đây, nên tôi chỉ nhìn thấy những mái nhà sàn nhấp nhô. Khi đó, tôi quyết định là mình sẽ thực hiện một chuyến đi khác đến thăm bản này. Tôi cũng muốn đến thăm Bản Mu của người Mường, nhưng bản này lại ở quá xa.

H'mong children in Lóng Luông village
H'mong children in Lóng Luông village

These H'mong children were so cute and loved
to take photos. This shot was taken in Lóng Luông
 village of the H'mong ethnic minority people in
Mộc Châu highlands, Sơn La province.
Vì Bản Mỗ cũng là một bản du lịch, nên người dân ở đây có dịch vụ cho khách du lịch ở cùng. Giá tiền là 50.000 đồng/đêm và họ sẽ nấu ăn theo yêu cầu của khách. Giống như ở Mai Châu, khách du lịch cũng ngủ trên nhà sàn và ở đây có nhà vệ sinh và nhà tắm xây theo kiểu hiện đại ở bên ngoài. Vì tôi đã thuê phòng ở Hòa Bình và cũng không thích ở nhà sàn qua đêm vì hơi bất tiện, tôi quyết định chỉ đến thăm Bản Mỗ rồi đi về. Sau một hồi lòng vòng, chúng tôi vào thăm một gia đình người Mường, vì chị chủ nhà kiên trì mời. Chị chủ nhà rất thân thiện. Chị mời chúng tôi uống trà, ăn chuối, uống rượu gạo và chị còn mặc cả trang phục dân tộc để chúng tôi chụp ảnh. Cuối cùng, chúng tôi đưa tiền tip cho chị, rồi quay về TP Hòa Bình.

Thị trấn Mai Châu là điểm đến tiếp theo của chúng tôi. Ở Mai Châu chủ yếu là người dân tộc Thái sinh sống. Đây cũng là điểm đến quen thuộc của khách du lịch, nên chúng tôi không dành nhiều thời gian ở đây. Chúng tôi đi bộ 1km đến Bản Văn của người dân tộc Thái. Tình cờ, chúng tôi gặp một chị người Thái sống một mình trong một căn nhà sàn nhỏ. Sức khỏe của chị không được tốt lắm, nên chị không thể làm được nhiều việc. Chúng tôi cũng cảm thấy rất buồn khi nhìn thấy một chị người Thái khác lúc chúng tôi đi ra cửa. Chị trông còn trẻ, nhưng có một khối u rất lớn ở trên cổ. Chị nói là chị không có tiền để đi chữa bệnh.

View of Bản Mỗ village of the Mường ethnic people
View of Bản Mỗ village of the Mường ethnic people

View from the main road - Cao Phong district,
 Hòa Bình province. Last March I passed by this
village on the way to Thung Nai valley, but
didn't have the chance to see it. On this trip
I came back to visit the village.
Chúng tôi đi tiếp bằng taxi đến Bản Lóng Luông của người dân tộc Mông ở Mộc Châu. Lúc này là kết thúc vụ ngô, nên trên các cánh đồng chỉ còn lại những thân cây xác xơ. Nếu đến đây vào mùa xuân thì sẽ rất đẹp, vì tôi nhìn thấy nhiều cây đào trồng ở vườn của các gia đình. Cách đây 3 năm, tôi cũng đi ngang qua ngôi làng này và nhìn thấy những mái nhà nhấp nhô ở ngay cạnh đường Quốc lộ số 6. Khi đó tôi đã không thể ghé thăm, vì tôi đang trên đường đến Bản Pà Cò của người Mông Xanh. Một số trẻ em người Mông Đỏ ở Bản Lóng Luông rất dễ thương và thích được chụp ảnh. Chúng tôi đi dọc theo con đường làng và muốn vào thăm một số ngôi nhà, nhưng chó ở đây rất hung dữ. Chúng sủa và lao đến chỗ chúng tôi đang đứng. Nếu không có chủ nhà gọi lại thì chắc là tôi đã bị chó cắn rồi.

Lóng Luông village, Mộc Châu highlands, Sơn La
Lóng Luông village, Mộc Châu highlands, Sơn La

Spring would be the best time for visiting this
village as we can see beautiful peach blossoms.
Chúng tôi đứng bên đường Quốc lộ số 6 và bắt xe khách đi đến thị trấn Mộc Châu. Sáng hôm sau, chúng tôi tới thăm Bản Áng 2 của người dân tộc Thái. Lúc này là thời gian mọi người ra đồng làm việc. Chúng tôi muốn đi theo những người nông dân đến nương của họ, nhưng chúng tôi không có ủng để lội qua những chỗ ướt ở trên ruộng, nên chúng tôi đành phải quay trở về bản. Chúng tôi ghé thăm một ngôi nhà sàn của người dân tộc Thái. Bên trong nhà có hai ông bà và một cháu trai. Họ giới thiệu cho chúng tôi về cách sinh hoạt của gia đình người dân tộc Thái.

Thành phố Sơn La là điểm dừng chân tiếp theo trong hành trình và đây là lần đầu tiên tôi tới thành phố này. Chúng tôi đến thăm Nhà tù Sơn La và cây đào Tô Hiệu được trồng ở đây. Đây là nhà tù của Pháp được xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Có 1.007 người Việt là nhà hoạt động cách mạng và người yêu nước đã bị giam cầm ở đây trong những năm 1930 - 1945. Vào thời gian đó, họ phải đi bộ 200km từ Hà Nội rồi được đưa bằng xe tải tới đây. Sau 2 lần bị quân đội Pháp và Mỹ ném bom, hiện giờ ở đây chỉ còn lại các phế tích, các trại giam và xà lim ngầm.

At a Thai ethnic minority house in Mộc Châu
At a Thai ethnic minority house in Mộc Châu

Kitchen of the family - Bản Áng 2 village,
 Mộc Châu highlands, Sơn La province
Điện Biên Phủ cũng là một di tích lịch sử khác mà chúng tôi đã tới thăm. Trong chuyến đi lần trước của tôi vào tháng 6/2009, thởi tiết không tốt lắm, nên tôi chỉ tới thăm các di tích lịch sử ở gần trung tâm thành phố như hầm Đờ Cát, nhà bảo tàng, đồi D1, hố bộc phá, các nghĩa trang v.v. Lần này, chúng tôi thuê xe ô tô và đi 37km đến huyện Mường Phăng. Đây là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng sống và làm việc bên trong rừng và lãnh đạo chiến dịch đến thắng lợi. Chúng tôi cũng ghé thăm Bản Co Mận của người dân tộc Thái, nhưng không thấy có nhiều người dân ở bên ngoài, nên chúng tôi quyết định thăm Hồ Ba Khoang, tượng đài kéo pháo và quay về TP Điện Biên.


Bản Mỗ village in Hòa Bình
Bản Mỗ village in Hòa Bình

An old Dzao ethnic minority woman in
Bản Mỗ village selling embroidery products
to tourists.
Trong 6 ngày đi dọc theo tuyến đường này, chúng tôi đã tới thăm 5 bản làng của người dân tộc Mường, Thái và Mông. Có hai nhóm người Thái là Thái trắng và Thái đen. Phụ nữ người Thái đen đã kết hôn có búi tóc to ở trên đầu gọi là “Tẳng cẩu”. Điểm đến tiếp theo của chúng tôi là tỉnh Lai Châu xa xôi và hẻo lánh, nhưng phong cảnh thì rất đẹp và chúng tôi cũng đã có những trải nghiệm rất thú vị ở tỉnh này.

Ghi chú: Khoảng cách các quãng đường Hà Nội (Bến xe Mỹ Đình) – Hòa Bình 80km, Hòa Bình – Bản Mỗ village 12km, Hòa Bình – Mai Châu 70km, Mai Châu – Lóng Luông village 30km (by taxi), Mai Châu – Mộc Châu 60km, Mộc Châu – Bản Áng 2 village 12km, Mộc Châu – Sơn La 120km, Sơn La – Điện Biên 160km, Điện Biên – Mường Phăng 37km.

Hanoi_girl
Source:travelblog.org




No comments :

Post a Comment