Sunday, July 28, 2013

» Home »

Old tea trees & Red H'mong people in Suối Giàng

 
Red H'mong school girls in Suối Giàng

The girls are going home with gifts from Vietnamese
 volunteers. This shot was taken at the center
of  Suối Giàng commune. (Hai em nhỏ người
Mông Đỏtại trung tâm xã Suối Giàng.
Các em đi về nhà sau khi nhận
 được quà tặng của các tình nguyện viên người Việt)
This is Part 1 of my 7-day solo trip to 3 provinces (Yên Bái – Lai Châu – Lào Cai) in the North West of Vietnam by train, local bus and motorbike (from 15/7 to 21/7/2012). On Sunday afternoon (July 15) I got a slow train from Hanoi to Yên Bái city. The train ride takes 5 hours as it stops at many stations. It was so pleasant to see Hanoi and the countryside landscape from the train, although the train windows are fixed with metal screens. When I got to Yên Bái city, it was 6pm. I went to the center of the city, but then decided to go back to the railway station and stayed overnight in this area, as it was easier for me to get a bus next day and go to another destination.

On Monday morning (July 16) I took a mini bus and traveled to Nghĩa Lộ town along the Highway No. 32. On the way I got out of the mini bus at the Suối Giàng cross (70km away from Yên Bái city) and hired a local motorbike driver to take me to Suối Giàng commune (12km). The landscape along the way was so beautiful, as we were going up mountains and passing by corn fields and tea hills. 

Landscape on the way to Suối Giàng

I am going by motorbike from Highway No. 32
to Suối Giàng (altitude 1400m).
Suối Giàng (altitude 1370m) is famous for the thousands of old tea trees which are some hundreds years old, as well as beautiful stone products. This commune is also home to the Red H’mong ethnic minority people (based on the red color of their dresses). The total tea area in Suối Giàng commune is 340ha and the Shan Tuyết tea is a famous brand name in Vietnam.
A little H'mong girl standing on tea tree

I met this girl when she was standing by the
road watching her oxen and embroidering.
I presented her a gift after taking this photo.

When I got to the center of Suối Giàng commune, it was 9am. I spent time visiting three H’mong villages (Bản Mới, Bản Pang Cáng and Bản Giàng B). I met a H’mong boy and he invited me to visit his house. His wife also wore traditional dress of the Red H’mong people, so that I could take some photos. I saw many old tea trees along the way, but it was pity that it was not the right time for picking tea leaves. A local man told me they would pick tea leaves in 20 days. The tea trees are high enough for the H’mong people to climb up and stand on the branches.

I went back to the center of Suối Giàng commune and visited Mr. Xá’s house. In the garden there are 6-7 big tea trees which are 300 years old. He said there was a 400 year old tea tree, but it died recently, so he used its wood to make a chair. Mr. Xá invited me a cup of tea and answered my questions. Every two months the locals pick tea leaves and there are 3 main crops per year. The best tea is “Chè Tôm” which is sold at price of VND 1 million (about US$50) for a kg.

Skirts of Red H'mong women
Skirts of Red H'mong women

At a house in Pang Cáng village near
the center of Suối Giàng commune.
Landscape on the way to Suối Giàng

It's so beautiful.

It was lunch time, but the motorbike driver and myself coulnd’t find any place to eat even a simple bowl of noodle soup, as the locals refused to provide the service. We ate bread instead, then moved on to Tập Lăng village of the H’mong people. The road was under construction and in bad condition, so I couldn’t reach the village. I decided that it was enough for me to see in Suối Giàng after 5 hours, so I went back to the cross, had lunch then hired another motorbike driver to take me to Nghĩa Lộ town (12km).

I could stay in Suối Giàng, but I didn’t feel comfortable to stay overnight at a local house and it seemed difficult to find food. Also, it is cold at night even in the summer time and I didn’t bring warm clothes with me (when I left Hanoi, it was 37oC, so hot and humid). Suối Giàng Hotel near the cross and Highway No. 32 looked quite boring, so I decided to move on 12km and stay overnight in Nghĩa Lộ town which is more exciting and completetely new to me. My next blog will be about Mù Cang Chải terraced rice paddy-fields which are also famous in Yên Bái province.

Travel tips: Suối Giàng is located 260km northwest of Hanoi. If you rent a 4-seater car with driver in Hanoi for going to Suối Giàng on a 2-day trip, you have to pay about US$150 (two way distance over 500km). If you wish to travel in a cheaper way same like I did, you can take a slow train (ticket US$3 – two trains every day, leaving Hanoi at 6am and 1pm), or go by fast train (night train – you will get to Yên Bái city at midnight), or by bus (US$5) to Yên Bái city (distance Hanoi – Yên Bái 181km). 

An old tea tree in Suối Giàng
An old tea tree in Suối Giàng

One of the old tea trees in Mr. Xá's garden.
It's about 300 years old.

There are guesthouses and restaurants outside the railway station. Then you get a bus to Nghĩa Lộ town (82km, ticket US$3). Tell driver you want to go to “Ngã ba Suối Giàng” (Suối Giàng cross - see photo No. 42). This cross is 70km away from Yên Bái city and 12km from Nghĩa Lộ town.

Traditional dress of Red H'mong people

When I was walking around Pang
Cáng village for taking photos, I
met a H'mong boy and he invited me
to visit his house. He also asked his wife
to wear traditional dress of Red H'mong
 people, so that I could take some
photos. They were so friendly to me.

Then you hire a local motorbike driver. I paid VND 250,000 (US$ 13) to my local driver for the whole service (going up and down to/from Suối Giàng and visiting 3 villages). Suối Giàng Hotel is located close to the cross. You can stay overnight in the center of Suối Giàng commune (home stay with the locals – no any guest house yet), or go back 12km and stay in Suối Giàng Hotel in Sơn Thịnh town (center of Văn Chấn district). Suối Giàng is still off the beaten path, but in the future it will be a popular tourist destination.

Other groups of H’mong ethnic minorty people in northern Vietnam:

Blue H’mong Mộc Châu highlands

White H’mong Hà Giang - Part 3 (Đồng Văn & Lũng Cú)

Flowery H’mong Bắc Hà Sunday market

Black H’mong Sapa market

Suối Giàng – Ngày 16/7/2012

Equipment for drying tea leaves
At a local house in Suối Giàng commune.

Blog này là Phần 1 của chuyến đi đến 3 tỉnh Yên Bái – Lai Châu – Lào Cai của vùng Tây Bắc mà tôi đã tự mình thực hiện trong vòng 7 ngày (từ 15/7 đến 21/7/2012) bằng tàu hỏa, xe buýt và xe máy. Chiều ngày 15/7, tôi đi chuyến tàu chậm từ Hà Nội đến Yên Bái. Tàu này dừng ở nhiều ga, nên mất đến tận 5 tiếng đồng hồ mới tới nơi, mặc dù khoảng cách từ Hà Nội đến Yên Bái chỉ là 181km. Thật dễ chịu khi được nhìn thấy Hà Nội và phong cảnh làng quê từ trên tàu, mặc dù cửa sổ của tàu hỏa đều lắp những tấm lưới. Khi tôi đến thành phố Yên Bái thì đã là 6 giờ tối. Tôi hoàn toàn không biết mình sẽ ở đâu, vì không có thông tin gì về những nơi tôi đến. Sau khi bị xe ôm cho đi lòng vòng từ ga xe lửa đến Km5 là trung tâm của thành phố Yên Bái (4km), tôi lại phải quay trở lại nhà ga xe lửa là nơi tôi vừa đến và bị lấy giá cao hơn gấp 3 lần giá đưa ra lúc ban đầu. Kinh nghiệm này có thể xảy ra ở bất cứ đâu, nên tôi đành tự an ủi là mình có cơ hội ngắm phố phường. Một điều thuận tiện khi ở ngay khu vực nhà ga là có nhiều hàng quán và ngày hôm sau tôi có thể dễ dàng bắt xe buýt đi Nghĩa Lộ.

Sáng thứ hai, ngày 16/7, xe buýt đi Nghĩa Lộ đậu ở ngay bên ngoài ga xe lửa, nên tôi đi chuyến xe 7 giờ sáng. Từ thành phố Yên Bái đi Nghĩa Lộ khoảng cách là 82km theo đường Quốc lộ 32 (Yên Bái – Lai Châu). Trên đường đi, tôi ra khỏi xe ở Ngã ba Suối Giàng (cách TP Yên Bái 70km và cách Nghĩa Lộ 12km). Tôi thuê xe ôm đi đến Suối Giàng (12km). Phong cảnh trên đường đi rất đẹp, vì chúng tôi đi dọc theo con đường lên núi và đi ngang qua những cánh đồng ngô và đồi chè. Suối Giàng nằm ở độ cao 1370m, khí hậu lạnh và mây mù vào mùa đông. Địa danh này nổi tiếng bởi sản phẩm chè Shan Tuyết. Toàn bộ vùng chè của xã Suối Giàng rộng hơn 340 ha với hàng ngàn cây chè tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ngoài ra, ở đây còn có các loại đá nhiều màu sắc rất đẹp và các bản làng của người Mông Đỏ (dựa theo màu sắc trang phục dân tộc).


Khi tôi đến trung tâm xã Suối Giàng thì mới là 9 giờ sáng. Tôi dành thời gian đến thăm ba bản của người dân tộc Mông là Bản Mới, Bản Pang Cáng và Bản Giàng B. Tại Bản Pang Cáng, tôi gặp một cậu thanh niên người Mông và cậu mới tôi vào nhà chơi. Vợ của cậu còn mặc cả trang phục dân tộc Mông để tôi chụp ảnh. Dọc đường đi đến các bản có rất nhiều cây chè cổ thụ với nhiều dáng vẻ khác nhau, có cây còn chụm lại tạo thành một chiếc cổng chào. Thật tiếc vì hôm nay không phải là ngày hái lá cây chè cổ thụ. Một người dân địa phương nói với tôi là phải 20 ngày nữa mới đến ngày hái lá chè. Các cây chè đủ cao để người Mông có thể leo lên và đứng trên các cành.

Tôi quay trở lại khu vực trung tâm xã Suối Giàng và đến thăm nhà anh Xá. Trong vườn nhà anh Xá có 6-7 cây chè cổ thụ đã 300 năm tuổi. Anh lái xe ôm hỏi anh Xá về cây chè 400 năm tuổi. Anh Xá nói là cây chè đã bị chết và chỉ cho chúng tôi chiếc ghế nhỏ đặt ở gần đó được làm từ chính gỗ của cây chè. Anh Xá mời chúng tôi uống nước chè và trả lời các câu hỏi của tôi. Cứ hai tháng nhà anh lại hái chè một lần. Một năm có 3 vụ chính. Loại chè ngon nhất là “Chè Tôm” được bán với giá 1 triệu đồng một cân.

Đến giờ ăn trưa, anh lái xe chở tôi đi khắp trung tâm xã Suối Giàng mà không tìm thấy một hàng ăn nào, mặc dù chúng tôi chỉ cần một bát mì tôm. Chúng tôi nhờ người dân nấu, nhưng họ có những lý do để từ chối. Chúng tôi đành ăn tạm bánh mì rồi đi tiếp đến thôn Tập Lăng của người Mông. Chúng tôi chỉ đi đến cuối đoạn đường bê tông, sau đó đến đoạn đường xấu vì đang thi công thì chúng tôi quay trở lại. Khu vực này chủ yếu toàn rừng cây và bản của người Mông ở rất xa. Sau 5 tiếng đồng hồ thăm Suối Giàng, tôi cảm thấy đã đủ, nên tôi quyết định quay trở lại Ngã ba Suối Giàng. Sau khi ăn trưa xong, tôi thuê xe ôm đi Nghĩa Lộ (12km). Tôi không ở lại qua đêm tại Suối Giàng, vì ở đây phải nghỉ ở nhà dân và nhờ họ nấu ăn hộ, nên tôi cảm thấy hơi bất tiện. Buổi tối ở đây dường như khá buồn và cũng khó tìm được đồ ăn. Tôi cũng không mang theo áo ấm, nên sợ là trời lạnh lúc về đêm (lúc tôi rời khỏi Hà Nội, nhiệt độ là 37oC và trời rất nóng). Khách sạn Suối Giàng ở gần Ngã ba Suối Giàng và Quốc lộ 32 trông cũng yên ắng và buồn tẻ, vì vậy nên tôi quyết
định đi đến thị xã Nghĩa Lộ, vì ở đây đông vui hơn và hoàn toàn mới mẻ đối với tôi.

Như vậy là tôi đã được đến thăm các vùng đất nơi những nhóm người dân tộc Mông sinh sống ở miền bắc Việt Nam, như Mông Xanh ở Sơn La, Mông Trắng ở Hà Giang, Mông Đỏ ở Yên Bái, Mông Đen ở Sapa và Mông Hoa ở Bắc Hà. Blog tiếp theo của tôi sẽ là về ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Đây cũng là một địa danh nổi tiếng khác của tỉnh Yên Bái.

Các nhóm dân tộc Mông khác ở miền bắc Việt Nam:

Mông Xanh Mộc Châu highlands

Mông Trắng Hà Giang - Part 3 (Đồng Văn & Lũng Cú)

Mông Hoa Bắc Hà Sunday market

Mông Đen Sapa market

Ghi chú: Suối Giàng cách Hà Nội 260km về hướng Tây Bắc. Nếu bạn thuê xe ô tô 4 chỗ cùng lái xe đi thăm Suối Giàng trong vòng 2 ngày thì giá tiền thuê xe + chi phí cho lái xe mất gần 3 triệu đồng, vì khoảng cách là hơn 500km hai chiều. Cách đi rẻ nhất là bạn đi bằng tàu hỏa hoặc xe buýt từ Hà Nội
An old tea tree in Suối GiàngAn old tea tree in Suối Giàng
An old tea tree in Suối Giàng
đến Yên Bái (khoảng cách 181km). Mỗi ngày có hai chuyến tàu chậm Hà Nội – Yên Bái, khởi hành lúc 6 giờ sáng và 1 giờ chiều, giá vé là 58.000 đồng. Nếu đi tàu nhanh thì chỉ có loại tàu đêm và đến Yên Bái vào lúc nửa đêm. Nếu bạn đi xe buýt Mỹ Đình – Yên Bái thì giá vé là 100.000 đồng và đi mất 3 tiếng rưỡi. Như mọi người ở Yên Bái nói thì cứ cách 15 phút lại có một xe. Bên ngoài nhà ga xe lửa có nhiều nhà nghỉ và quán ăn. Nếu muốn ở trung tâm TP Yên Bái thì bạn đến Km5, ở đây cũng có nhá nghỉ, nhưng cách ga 4km.

Từ TP Yên Bái, bạn đi xe khách tuyến Nghĩa Lộ (82km, giá vé 60.000đồng) theo Quốc lộ 32 (Yên Bái – Lai Châu). Tuy nhiên, đến Ngã ba Suối Giàng (cách Yên Bái 70km và cách Nghĩa Lộ 12km, xem ảnh số 42) thì bạn ra khỏi xe và thuê xe ôm. Giá trọn gói mà tôi thuê xe ôm đi lên Suối Giàng, thăm 3 bản rồi quay về Ngã ba Suối Giàng là 250.000 đồng, đi trong vòng 5 tiếng là đủ. Tại Suối Giàng không thấy có nhà nghỉ. Bạn phải ở nhờ nhà dân và nhờ họ nấu ăn. Bạn cũng có thể nghỉ qua đêm tại Khách sạn Suối Giàng ngay sát Ngã ba Suối Giàng và cũng là thị trấn Sơn Thịnh - trung tâm của huyện Văn Chấn.


Hanoi_girl
Source:travelblog.org

No comments :

Post a Comment