Terraced rice fields in Chế Cu Nha commune View from Highway No. 32. |
Inside the bus from Nghĩa Lộ to Mù Cang Chải The boy who is assistant to driver is sleeping next to various types of goods. In front of the girl there is a barrel of gasoline. |
There were only 5 guests in the bus, so I could have two seats, one for myself and another one for my faithful friend which is my backpack. It was interesting to see people in Nghĩa Lộ town sending various things to their relatives in Mù Cang Chải, not only envelopes and pens, but also eggs, dried fishes, vegetables, banana, pork, coal, blankets, rubber pipe, and even a barrel of gasoline (luckily, it didn’t explode on the way). They were put inside or on the top of the bus.
The distance from Nghĩa Lộ town to Mù Cang Chải town is only 100km, but it took us 5 hours to travel by bus as our driver stopped many times on the way. There were 3 landslide places on Khau Phạ pass and at one point all the vehicles had to wait in the rain until an excavator completed landslide treatment. The landlide can happen anytime in the rainy season. At some sections I saw a huge volume of soil by the road.
Painting of terraced rice fields At Suối Mơ guest house. |
I spent time enjoying the food and chatting with the locals. Because the town is small, everyone there seemed to know me as they saw me walking around again and again. It was dark and quiet in the evening, even though the town is located by the highway.
Stream goes along the fields |
Wednesday morning (July 18) - Regarless of the rain, I still wanted to take photos of the terraced rice paddy-fields in Chế Cu Nha commune which is 10km away from the town. I hired a motorbike taxi driver and he wanted me to pay him VND 170,000 (US$8.5) for a 2 hour service. We went backward Highway No. 32 which I traveled on the day before. To take photos of the terraced rice paddy-fields in this blog, I had to wear a rain coat, while holding an umbrella and putting a towel over my camera to protect it from being wet. It is pity that my photos of the terraced rice paddy-fields didn’t look good. It is much better when you see the landscape in reality. It was so beautiful that I was speechless. Only H’mong people could climb up high mountains and created such an amazing work of arts.
Mù Cang Chải town in the rain A H'mong woman is walking down Highway No. 32 which runs through the town. This is close to the market in the center of the town. |
This is my 150th blog and it coincides with my favorite place in Vietnam. Next time when I go back to Mù Cang Chải, I will choose October because it’s a good time for taking photos of the yellow rice fields during the harvest. The locals also told me about “La Pán Tẩn” which is located 20km away from Mù Cang Chải town and it has a great scenery with terraced rice paddy-fields, streams and stone embankment. This place will be in my plan on the next visit.
The photos in this blog were taken in Mù Cang Chải and Nghĩa Lộ towns (Yên Bái province). My next destinations would be Than Uyên and Lai Châu towns (Lai Châu province).
Special note: Be careful with the dogs. In such a remote mountain region, you cannot expect good medical services. A local man told me that over 100 people in different communes of Mù Cang Chải district had died of rabies.
Travel tips: Mù Cang Chải is located 300km northwest of Hanoi if you travel on the direct route Hanoi – Nghĩa Lộ – Mù Cang Chải. If you travel on the same route as I did (Hanoi – Yên Bái – Nghĩa Lộ – Mù Cang Chải), the distance is 360km. There are some motorbike leasing shops in the town, however only one guy provides motorbike taxi service (Xe ôm). I saw some paths leading to H’mong villages, so if you like trekking, there you’ll go.
3 months later, I was back in Mù Cang Chải during the rice harvest and it was so beautiful. See my photos:
The rice harvest in Mù Cang Chải & Trạm Tấu
Nghĩa Lộ & Mù Cang Chải – Ngày 16-18/7/2012
Việc đầu tiên tôi làm ở thị xã Nghĩa Lộ là kiểm tra giờ xe khách đi Mù Căng Chải vào ngày hôm sau. Tôi quyết định chọn chuyến xe 7 giờ sáng. Sau khi tìm được nhà nghỉ, tôi đi dọc theo đường Quốc lộ 32 thăm cánh đồng Mường Lò, nhưng trời bắt đầu tối, nên tôi đành phải quay về. Tòa nhà cao 7 tầng của Khách sạn Nghĩa Lộ được coi là trung tâm của thị xã, nên buổi tối ở đây cũng có nhiều người qua lại.
On the way to Than Uyên I traveled by motorbike from Mù Cang Chải town (Yên Bái province) to Than Uyên town (Lai Châu province). The buffalo was staring at me as if I was a strange animal. |
Chỉ có 5 khách đi xe ngày hôm nay, nên tôi được hai chỗ ngồi, một cho tôi và một cho người bạn đồng hành chung thủy của tôi là chiếc ba lô. Chủ yếu trên xe là hàng hóa của người dân ở Nghĩa Lộ gửi cho người nhà của họ ở Mù Cang Chải. Không chỉ là phong bì thư, bút viết, mà cả rau xanh, thịt lợn, trứng, chuối, măng khô, cá khô, than, chăn, thậm chí cả ống nước và một thùng phuy đựng xăng (may là không phát nổ trên đường đi) chất ở trong xe hoặc trên nóc xe.
Washing motorbike outside a shop The H'mong man is washing his motorbike at a motorbike repair shop by Highway No. 32. |
Tôi hỏi anh lái xe là tại sao lại phải chuyên chở những thứ này lên Mù Cang Chải. Anh lái xe trả lời là do nhu cầu hàng hóa cao hơn tự cung tự cấp, nên nhiều thứ ở đó khá đắt. Anh cũng nói thêm là có những hôm hàng hóa chất đến nửa xe, nên hành khách không có nhiều chỗ ngồi.
Khoảng cách từ thị xã Nghĩa Lộ đến thị trấn Mù Cang Chải chỉ là 100km, nhưng xe đi mất đến tận 5 tiếng đồng hồ, vì lái xe dừng nhiều lần ở trên đường và có chỗ tất cả xe cộ phải dừng lại để chờ máy xúc xử lý chỗ sạt lở đất ở trên đèo Khau Phạ. Tôi nhìn thấy có 3 chỗ sạt lở đất ở trên con đường đèo dài 18km này. Sạt lở đất có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào trong mùa mưa. Có chỗ khối lượng đất rất lớn vẫn còn nằm ở ngay bên đường.
Terraced rice fields in Chế Cu Nha commune |
H'mong houses & mountains Along Highway No. 32 from Mù Cang Chải to Than Uyên. |
Tôi dự định ở Mù Cang Chải 2 ngày để thăm quan vài nơi, nhưng trời mưa quá, nên tôi đành phải thay đổi kế hoạch và đi tiếp đến Than Uyên. Tôi bị lỡ chuyến xe đi Than Uyên lúc 12 giờ trưa, mà phải 4 tiếng đồng hồ sau mới có xe. Sau khi ngồi chờ 2 tiếng đồng hồ, tôi quyết định thuê xe ôm đi Than Uyên (40km) giá 200.000 đồng. Đây là một quyết định đúng đắn, vì phong cảnh trên đường đi cũng rất đẹp với những dãy núi, ruộng bậc thang, thác nước và những dòng suối. Thỉnh thoảng tôi lại nhìn thấy một phụ nữ người Mông đứng thêu ở bên đường, trong lúc đang chăn bò. Hết địa phận huyện Mù Cang Chải cũng chính là bước vào địa phận huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu.
Terraced rice fields in Chế Cu Nha commune |
Tại thị trấn Mù Cang Chải có một điều khá thú vị là các quán nước, cửa hàng và nhà hàng đều có một ống điếu hút thuốc lào. Ai vào hút cũng được và đều miễn phí. Tôi thấy ngạc nhiên khi những người đàn ông người Mông thản nhiên vào cửa hàng, hút điếu thuốc rồi đứng lên đi mà chẳng nói câu nào.
Corn trees by Highway No. 32 |
Đây là blog thứ 150 của tôi và thật thú vị vì trùng với một địa danh yêu thích của tôi ở Việt Nam. Lần sau khi quay lại Mù Cang Chải, tôi sẽ chọn tháng 10 vì đây là thời điểm lúa chín vàng thích hợp cho việc chụp ảnh. Mọi người nói với tôi về địa danh “La Pán Tẩn” cách thị trấn Mù Cang Chải 20km. Nơi này có phong cảnh rất đẹp với những thửa ruộng bậc thang, suối chảy ở giữa và kè bờ ruộng bằng đá màu trắng rất độc đáo. Đây sẽ là điểm đến của tôi trong tương lai.
A H'mong house by Highway No. 32 A H'mong house and rice fields next to Highway No. 32. |
Ghi chú: Mù Cang Chải cách Hà Nội 300km nếu bạn đi tuyến đường thẳng từ Hà Nội đến Nghĩa Lộ (200km, qua Thu Cúc – Thanh Sơn), rồi bắt xe đi Mù Cang Chải (100km). Còn nếu bạn đi theo con đường mà tôi đã đi là Hà Nội – Yên Bái – Nghĩa Lộ – Mù Cang Chải thì khoảng cách là 360km. Tại thị trấn Mù Cang Chải có một vài cửa hàng cho thuê xe máy, tuy nhiên chỉ có một hàng có dịch vụ xe ôm, vì người dân ở đây dường như không hào hứng lắm với việc cung cấp dịch vụ du lịch. Nếu bạn thích đi bộ đến các bản thì có những con đường nhỏ đi về các hướng. Từ thị trấn Mù Cang Chải đi xã Chế Tạo khoảng cách là 35km, nhưng đường đi rất xấu. Cần hết sức cẩn thận với chó ở vùng này. Như anh lái xe ôm nói là đã có hơn 100 người chết vì bệnh chó dại ở các xã.
Hanoi_girl
Source:travelblog.org
No comments :
Post a Comment