|
Landscape on the way to Lai Châu
I traveled by mini bus from Than Uyên town to Lai Châu town (80km). This is the view from my mini bus. |
This is Part 3 of my 7-day solo trip in the North West of Vietnam by local bus and motorbike. Wednesday afternoon (July 18) - I missed the bus from Mù Cang Chải to Than Uyên at 12am and another bus would come 4 hours later. After waiting for a couple of hours, I decided it was enough and I would travel by motorbike (40km). The landscape on the way was so beautiful as I was passing by mountain rainges, terraced rice fields and houses of the H’mong ethnic minority people. I also saw waterfalls and streams going down from the mountains.
When I got to the end of Mù Cang Chải district area, I saw a board with the words “Lai Châu”. It was an emotional moment because Lai Châu was the 60th province in Vietnam that I have been to. It has taken me 16 years to say “I’ve been to 60 out of 63 provinces in Vietnam”.
|
Landscape on the way to Than Uyên
I traveled by motorbike from Mù Cang Chải (Yên Bái province) to Than Uyên (Lai Châu province). |
The reason why it took me so long time to be there was that I was not very much interested in traveling in Vietnam when I was younger. I preferred traveling abroad, but the good side of it is that things were cheaper in the past and now it’s difficult to make overseas trips as everything (air tickets, hotel, transport, food etc) is getting more expensive. Now I know that there are so many beautiful places in Vietnam and it’s never too late to see them. There are so many roads I have not been to and so many people I have not met. I also understand that a lifetime is not enough to really know a country.
As soon as I entered Lai Châu province’s area (ie Than Uyên district), I found that everything was completely different. The sun was shining and it was hot. There were no more H’mong people and terraced rice fields along the way.
|
Propaganda in Lai Châu town
Outside a cinema in Lai Châu town. |
Most ethnic minority people in Lai Châu province are the Thai and I saw Thai women in their traditional dresses working on the rice fields. There is a small number of H’mong people in this province. Other than the Thai and H’mong people, there are other ethnic groups such as Day, Hani, Chinese etc.
I said good bye to my motorbike taxi driver outside the bus station in Than Uyên town and he went back to Mù Cang Chải.
Next to the bus station is Than Uyên market and this area is considered as the center of the town. I spent a night in this town just to relax and I moved on to Lai Châu town on the following day. Lai Châu is the capital town of Lai Châu province. In 2004, this province is separated from Điện Biên province which is famous as the final battlefield between Vietnam and France in 1954.
|
Highway No. 32 to Than Uyên |
Lai Châu is a poor and remote province which has borders with Laos and China. The Vietnamese government has invested much money for building up the town as well as the road system. In 2015, Lai Châu town will be upgraded into a city and in the future there will also be a small-sized airport in the province.
Thursday morning (July 19) – I traveled by mini bus from Than Uyên town to Lai Châu town (80km). It was interesting to see some resettled villages of the Thai ethnic minority people on the way. The groups of white stilt houses reminded me of white gers (tents) in Mongolia. For some reasons (for example, building a hydropower plant), the Thai people had to relocate to this place.
|
Government offices in Lai Châu town
A group of buildings marked from A to F in the center area of the town. |
The traditional stilt houes of the Thai people are made of wood, but now there is not much wood in the jungle, so people changed to build their houses with concrete and the roof is made of white cement.
When the mini bus got close to Lai Châu town, the driver pointed at the left side and said “Lai Châu town is inside the valley, and it’s over there”. I decided to stay near the bus station and my guesthouse by the Highway No. 4D is located 4km away from the square which is the center of the town. It rained in the afternoon, so I had to wait until 5pm to visit the square. I asked a local man what to see around the town. He said there are some caves but the road may be flooded after the rains. Lai Châu doesn’t have famous sites for tourists to see like other provinces in the North West region. However, the mountain scenery on the way and ethnic minority people are the province's highlights. Lai Châu is still a new province and the main business over there involves mineral
exploitation.
|
A H'mong woman at Than Uyên market
H'mong ethnic minority people make up a small number of population in Lai Châu province. There are more Thai ethnic minority people in this province. |
Blackout happened 3 times in the evening, so I had to use a candle which was available in my room. It rained most of my time in the town, so it was not pleasant to walk around with a raincoat in the darkness. Next time if I go back to Lai Châu, I would like to take a bus to Mường Tè commune (200km away from Lai Châu town). Mường Tè is famous as a very poor and remote place in the North West region. I saw a bus which goes toward this commune but the weather was not good, plus the road was in bad condition during the rainy season, so I decided to see it on another trip.
Next day I got a bus to Lào Cai at 9am (115km). I hoped I could get a train ticket and go back to Hanoi on the same day. It didn’t happen as I expected, as the train tickets were fully booked in advance at the weekend. I decided to go back to Yên Bái city and enjoy one more day over there.
Travel tips: Lai Châu town is located 420km northwest of Hanoi. Its old name was Tam Đường town. There are buses with bunk beds which leave Hanoi every night and you will arrive in Lai Châu town at 8am next day. If you do not want to get to Lai Châu, you can take a bus from Than Uyên to Sapa (110km). Bình Lư cross (Ngã ba Bình Lư) is the point where you could get to either Lai Châu (left side, 35km) or Sapa (right side). This is Highway No. 4D. Sapa is 35km from Lào Cai city where you can get a night train and go back to Hanoi.
My second and third visits to Lai Châu province in 2012:
Mường Tè & wedding of the Dzao people in Sìn Hồ
Pa Há & Dào San (3rd visit to Lai Châu)
Other blogs about the same trip:
Part 1: Old tea trees & Red H'mong people in Suối Giàng
Part 2: Mù Cang Chải terraced rice paddy-fields
Than Uyên & Lai Châu – Ngày 18-20/7/2012
|
The market in Than Uyên town |
Đây là Phần 3 của chuyến đi 7 ngày đến 3 tỉnh vùng Tây Bắc mà tôi đã tự thực hiện bằng xe buýt và xe máy. Chiều ngày 18/7, tôi bị lỡ mất chuyến xe buýt đi từ Mù Cang Chải sang Than Uyên vào lúc 12 giờ trưa. Phải đến 4 giờ chiều mới có chuyến xe tiếp theo chạy qua đây. Sau khi ngồi chờ 2 tiếng đồng hồ, tôi quyết định thuê xe ôm đi 40km sang Than Uyên với giá 200.000 đồng. Phong cảnh trên đường đi tuyệt đẹp với những dãy núi trải dài, những thửa ruộng bậc thang, những ngôi nhà của người dân tộc Mông bên đường Quốc lộ 32, những thác nước đổ xuống trắng xóa từ trên những ngọn núi cao ở phía xa xa và những dòng suối nhỏ chảy qua những vách đá. Thỉnh thoảng mới thấy có xe cộ và người qua lại, nên có những nơi tôi có cảm giác như mình thật nhỏ bé giữa khung cảnh bao la của núi rừng.
|
Landscape on the way to Lai Châu
The white stilt houses of the Thai ethnic minority people reminded me of Mongolia (white gers on the grassland and next to mountains). Previously, the stilt houses were made of wood, but now people changed to concrete to protect environment (saving wood). (Nhà sàn màu trắng của người dân tộc Thái xây bằng bê tông ở khu tái định cư). |
Kết thúc địa phận huyện Mù Cang Chải, tôi nhìn thấy tấm biển có dòng chữ “Lai Châu”. Đây là một khoảnh khắc thật xúc động vì Lai Châu là tỉnh thứ 60 ở Việt Nam mà tôi đã đặt chân tới. Tôi đã phải mất 16 năm để thực hiện được điều này và chỉ còn 3 tỉnh là Dak Nong, Bình Phước và Trà Vinh là tôi chưa từng đến. Lý do vì sao tôi đã phải mất nhiều thời gian đến như vậy để có thể đặt chân đến 60 tỉnh thành là vì trước đây tôi không quan tâm lắm đến việc đi du lịch ở trong nước mà chỉ thích đi du lịch nước ngoài. Nhưng ở khía cạnh tích cực thì trước đây mọi thứ còn rẻ, trong khi bây giờ mọi thứ đều khá đắt, từ vé máy bay cho đến khách sạn, chi phí đi lại và ăn ở, nên việc đi du lịch nước ngoài trở nên khó khăn hơn. Bây giờ thì tôi đã biết được là Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp và không bao giờ là quá muộn để đi và học hỏi. Còn biết bao nhiêu những con đường mà tôi chưa từng đặt chân đến và biết bao nhiêu những con người mà tôi chưa từng gặp. Tôi cũng hiểu rất rõ là cho dù có đi hết cả một cuộc đời thì chúng ta cũng không thể biết hết được về một đất nước.
|
Just arrived in Lai Châu town
I felt I was quite far away from Hanoi (420km) as I was in the mountain region and more close to Laos. |
Ngay khi tôi đi vào địa phận của huyện Than Uyên thuộc tỉnh Lai Châu, mọi thứ ngay lập tức khác hoàn toàn. Trời nắng đẹp rực rỡ. Ở đây không có người Mông và những thửa ruộng bậc thang. Hầu hết người dân tộc thiểu số ở Lai Châu là người Thái và tôi nhìn thấy những người phụ nữ người Thái mặc trang phục dân tộc của họ đang cấy lúa ở trên những cánh đồng bằng phẳng hoặc ruộng bậc thang nhưng rất thấp. Người dân tộc Mông chỉ chiếm một số nhỏ ở Lai Châu. Ngoài ra còn có người dân tộc Dáy, người Hà Nhì, người Hoa v.v.
Khi xe tiến đến gần thị trấn Than Uyên, tôi nhìn thấy tấm biển ở bên trái có dòng chữ “Sơn La”. Tôi rất mong có cơ hội đi về hướng đó, nhưng lần này thì tôi không thực hiện được. Anh lái xe ôm đưa tôi đến bến xe Than Uyên rồi anh quay trở lại Mù Cang Chải. Cạnh bến xe là chợ Than Uyên, cũng được coi là trung tâm của thị trấn Than Uyên. Tôi nghỉ lại một đêm ở thị trấn này để ngày hôm sau đi tiếp đến thị xã Lai Châu. Buổi tối ở Than Uyên, trời mưa to. Một người dân ở đây nói với tôi là tại Than Uyên chỉ có du lịch lòng hồ thủy điện, nhưng tôi không có thời gian vì sáng ngày hôm sau là tôi lại lên đường đến một địa danh mới.
|
Square in the center of Lai Châu town |
Sáng ngày 19/7, tôi đi xe buýt từ Than Uyên đến Lai Châu. Khoảng cách quãng đường này là 80km. Phong cảnh trên đường đi rất đẹp với những đám mây trắng bồng bềnh trên lưng chừng núi. Khi nhìn thấy rất nhiều những đốm trắng ở phía xa xa trông như những chiếc nấm, tôi liền hỏi cậu lái xe và cậu nói rằng đó là bản của người Thái ở khu tái định cư. Vì gỗ trong rừng bây giờ hiếm, nên người ta xây nhà sàn bằng bê tông và lợp mái pro xi măng màu trắng. Những ngôi nhà sàn màu trắng san sát nhau gợi cho tôi nhớ đến những chiếc lều màu trắng của người Mông Cổ trên thảo nguyên bao la mà tôi đã nhìn thấy một năm về trước.
|
At Than Uyên market
Two Thai ethnic minority women are buying things at the market. The Thai ethnic minority women often wear shirts and long black skirts. |
Tại ngã ba Bình Lư, xe rẽ về phía bên trái và từ đây đến Lai Châu là 35km. Trục đường này là Quốc lộ 4D. Nếu đi về hướng bên phải của ngã ba này thì sẽ tới Lào Cai. Khi xe đến gần thị xã Lai Châu, cậu lái xe chỉ tay về phía bên trái và tôi nhìn thấy một thành phố nhỏ ở phía xa xa. Thị xã Lai Châu (tên cũ là Tam Đường) nằm bên trong một thung lũng và theo như tôi thấy thì quy mô của thị xã này còn rộng lớn hơn thành phố Điện Biên. Tỉnh Lai Châu mới tách ra khỏi tỉnh Điện Biên vào năm 2004 và có đường biên giới tiếp giáp với Lào và Trung Quốc. Cho đến nay, Lai Châu vẫn là một tỉnh nghèo của miền bắc Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã đầu tư khá nhiều để xây dựng thị xã cũng như hệ thống giao thông, nên nơi đây nhìn khá khang trang. Vào năm 2015, thị xã Lai Châu sẽ được nâng cấp lên thành thành phố và trong tương lai ở đây sẽ có sân bay.
Tôi chọn một nhà nghỉ ở cạnh đường Quốc lộ 4D, cách quảng trường 4km. Quảng trường này được coi là trung tâm của thị xã Lai Châu. Anh lái xe ôm nói với tôi rằng trước đây khu vực này là đồi chè và đã được san phẳng. Tôi tin rằng họ chọn vị trí này là vì phong thủy. Tại đây có khối nhà hành chính theo thứ tự từ A đến F được xây rất hiện đại. Tôi nghĩ rằng đây là một trong những quảng trường đẹp nhất ở miền bắc, vì đứng ở hướng nào cũng nhìn thấy núi.
|
Bus station in Lai Châu town
Two big buses in the middle are the night bus from Hanoi to Lai Châu town. It has bunk beds. Ticket about US$15. |
Trong lúc đi lang thang, tôi trò chuyện với một cậu thanh niên làm ở tỉnh đội Lai Châu. Cậu nói là quanh đây cũng không có chỗ nào thăm quan ngoài mấy hang động. Nhưng sau mấy trận mưa thì đường vào hang đều ngập nước nên không thể đi được. Thực ra, Lai Châu không có nhiều địa danh nổi tiếng cho khách thăm quan du lịch như các tỉnh khác ở vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, phong cảnh núi rừng trên đường đi và các nhóm dân tộc thiểu số làm nên điểm nổi bật của khu vực này. Dù sao thì Lai Châu cũng là một tỉnh mới và ở đây cũng có nhiều mỏ khoáng sản.
Buổi tối ở thị xã bị mất điện đến 3 lần. Trong phòng có đặt sẵn một ngọn nến, nên buổi tối tôi phải thắp nến. Phần lớn thời gian của tôi ở thị xã Lai Châu trời cứ mưa suốt, nên cũng không dễ chịu lắm khi phải đi bộ dưới trời mưa và trên một con đường tối om.
|
Poster in Than Uyên town
Poster for the 60th anniversary of Than Uyên district liberation. (10/1952 - 10/2012) |
Lần sau, nếu quay lại Lai Châu, tôi sẽ đến Mường Tè. Tôi đã nhìn thấy chiếc xe buýt màu đỏ chạy về hướng Điện Biên có dòng chữ “Mường Tè”, nhưng trời mưa và đường xấu nên tôi sẽ để đến lần sau. Mường Tè cách Lai Châu 200km và nổi tiếng là một nơi rất nghèo nàn và xa xôi hẻo lánh. Tôi muốn đến Mường Tè để xem địa danh nổi tiếng đó như thế nào.
Sáng hôm sau, tôi đi Lào Cai bằng xe buýt chuyến 9 giờ sáng (115km). Xe lại quay trở lại ngã ba Bình Lư và đi về hướng Sapa qua đèo Hoàng Liên Sơn. Tôi dự định đi bằng tàu hỏa từ Lào Cai về Hà Nội, nhưng vé tàu đã bán hết vì vào dịp cuối tuần, nên tôi quyết định quay trở lại thành phố Yên Bái và
chơi thêm một ngày nữa ở đó.
|
Lai Châu town |
Ghi chú: Thị xã Lai Châu cách Hà Nội 420km về hướng Tây Bắc. Tại bến xe Lai Châu, tôi nhìn thấy có xe giường nằm cao cấp chạy tuyến Hà Nội – Lai Châu. Xe này đến bến Lai Châu vào lúc 8 giờ sáng. Tôi nghĩ là giá vé khoảng 300.000 đồng hay hơn một chút như trên bảng giá ở bến xe.
Chuyến đi lần thứ 2 và thứ 3 đến tỉnh Lai Châu trong năm 2012:
No comments :
Post a Comment