Sunday, September 28, 2014

Kim Bôi hot spring (2nd trip in 2014)

My nephew and niece at the meeting hall
My nephew and niece played chess while their mother
and my parents were dancing at the meeting hall.
Weekend 12 to 14 September 2014 - My father organized a 3-day trip for our family and his friends to Kim Bôi hot spring which is located in northwest Vietnam, 80km away from Hanoi. It is exactly 6 years since my first trip to this place and I was happy to go back and see how it has changed. Kim Bôi hot spring is a popular destination for north Vietnamese from September to December, when the weather is cooler. Its mineral water is suitable for drinking, bathing and useful in medical treatments. It’s not an open air stream. The mineral water is pumped into public or private pools and you choose the pool. A ticket for public pool is VND 50,000 (about US$ 2.5). There are private pools for 2 or 13 people and they are more expensive. A special feature in private pools is the water is pumped with strong pressure.
At a shop outside Kim Bôi hot spring
Honey and rice alcohol as well as forest
 products are sold outside the hot spring.
When the water hits your body, it feels like you are having a massage. The best time for swimming in public pool is the early hours of the day, around 6-8am, because the new water is pumped into the pool and there are few people there during that time.

Sunday is a very busy day as the public pool is often full of people.

One of the interesting places to visit in Kim Bôi is the local market, about 3km from the hot spring. There are many local products sold at the market, for example, mushrooms, dried bamboo, banana flowers, taro, rice wine, sticky rice cooked inside bamboo pipes etc. When I went to this market in September 2008, I saw buffaloes alongside the traffic and the town was quite small. Things look so different now with a lot of shops along the main street of the town. Some students played volleyball at the sport center opposite Kim Bôi post office.

On Saturday evening a musical show as cultural exchange event was organized. The local girls wearing traditional dresses of the Muong and Thai ethnic minority groups performed some tunes on gongs, dances and songs in their languages.

Ethnic minority girls singing songs
We organized a cultural exchange event
 between our group and locals.
My father, as a representative of our group, made a speech and presented them flowers and some gifts from Hanoi. In another evening my father organized dancing for his friends. I love to see older people dance. They are 60-80 years old in my parents generation who have lived through some tough times during and after the wars, and now during their retirement age, I still see the optimism in the way they dance.

One of the highlights for me on the trip is the beautiful landscape along the way to the site. When our bus was going up mountain, we traveled next to green rice fields along windy road. I also enjoyed bathing in pressure pool of mineral water, eating great local food and meeting people. The local specialties are pork, fish and chicken, as well as fried or boiled bamboo. It was good to re-visit the hot spring and the town and see changes in both places after 6 years.

Photos taken on my first trip: Kim Bôi hot spring (1st trip in 2008)

Suối khoáng Kim Bôi – Ngày 12 đến ngày 14/9/2014



My father and nephew at the end of the trip
We were back in Hanoi and the buses
stopped outside Hanoi circus.
Ba ngày nghỉ cuối tuần trước, cha của tôi tổ chức một chuyến đi 3 ngày cho các cụ trong hội hưu trí, nên cả gia đình tôi quyết định tham gia cùng. Đây là chuyến đi lần thứ hai của tôi tới Kim Bôi thuộc tỉnh Hòa Bình. 6 năm đã trôi qua kể từ chuyến đi lần trước của tôi vào tháng 9/2008. Tôi muốn quay trở lại đây để xem nơi này thay đổi như thế nào. Khi đi hết đoạn đường cao tốc, xe bắt đầu đi theo con đường ngoằn ngoèo lên núi. Hai bên đường là những cánh đồng lúa xanh mướt. Phong cảnh trông thật thanh bình với những ngọn núi nhấp nhô, làng mạc và ruộng đồng. Cả đoàn đến suối khoáng Kim Bôi vào lúc 10 giờ rưỡi sáng và chia thành 2 nhóm ở tại Khách sạn Công đoàn và Khu điều dưỡng Người có công Cách mạng. Giá phòng và dịch vụ ở hai nơi khác nhau. Các công trình đều được sửa chữa và mở rộng nên trông rất khác với lần trước tôi đến thăm.

Từ ban công căn phòng của tôi nhìn ra thấy dãy núi phía xa xa và khoảng sân có nhiều cây xanh, xung quanh là những ngôi nhà xây theo kiểu nhà sàn dành cho khách du lịch. Hai buổi chiều ở đây, tôi đi tắm nước khoáng ở bể bơi công cộng và bể sục. Nguồn nước khoáng ngầm ở đây được bơm vào một vài bể. Giá vé vào cửa ở bể bơi công cộng là 50.000 đồng/người và nước khá mát. Còn bể sục được bơm vào với áp suất mạnh nên có cảm giác như massage thì có giá 600.000 đồng/giờ và 13 người có thể tắm cùng một lúc, nên mọi người thường chung tiền nhau.


Pork barbecue and Mắc Mật leaves
Food sold at a local restaurant outside
the hotspring, 50 US cent for a stick.
Guồng nước nho nhỏ quay tròn hồi 6 năm trước ở cạnh cổng khu nghỉ dưỡng giờ không còn nữa. Dọc theo con đường nhỏ là nhiều cửa hàng và quán ăn. Ở đây có bán các đặc sản của núi rừng như măng tươi, thịt lợn Mán nướng ngay tại chỗ (các lát thịt xẻ ra trông rất ngon vì mỡ ít), tổ ong, đồ khô, rượu cần, mật ong, cơm lam và đồ bơi. Các nhà hàng thì có bán các món ẩm thực vùng cao như thịt trâu, gà đồi, cá suối, lợn bản. 8 giờ tối ngày thứ bảy, chúng tôi có chương trình Giao lưu văn nghệ ngoài trời. Cha của tôi thay mặt cả đoàn phát biểu cảm ơn và tặng quà cho đơn vị tổ chức. Các cô gái người địa phương mặc trang phục dân tộc Mường và Thái biểu diễn cồng chiêng, múa bông và hát các bài hát bằng ngôn ngữ của họ. Cuối cùng, mọi người cùng nhau nhảy sạp. Tối hôm khác thì cha tôi tổ chức khiêu vũ cổ điển cho các cụ. Tôi nhìn những người già ở độ tuổi 60-70, thậm chí có cụ 80 tuổi, những động tác của họ chậm và đôi khi vụng về, nhưng trong đó thể hiện tình yêu cuộc sống và thái độ lạc quan làm cho tôi rất ngưỡng mộ. Họ là những người đã trải qua bao thăng trầm của cuộc sống và giờ đây đang an hưởng tuổi già. Có lẽ chính khiêu vũ làm cho họ cảm thấy tinh thần sảng khoái và yêu đời hơn.

Hoa sứ flower at Kim Bôi hot spring
Buổi sáng ngày cuối cùng, chúng tôi đi thăm chợ Kim Bôi, cách khu suối khoáng 3km. Khu chợ thì vẫn chật chội và khá tối, nhưng con đường chính ở phía trước chợ thì đã thay đổi hoàn toàn. 6 năm trước nơi đây chỉ là một con đường nhỏ và có cả trâu bò đủng đỉnh đi trên phố. Hiện nay, khu phố này rộng lớn và có rất nhiều cửa hàng. Đây cũng là trung tâm của huyện Kim Bôi với sân vận động, bưu điện và cơ quan chính quyền. Bên trong khoảng sân của trung tâm thể thao, các cô gái trẻ đang luyện tập bóng chuyền để chuẩn bị thi đấu. Cạnh đó là điểm đổi mũ bảo hiểm với loa nhạc rất to.

Trước khi rời khỏi Kim Bôi, tôi ăn thử món bún chả nướng từ thịt lợn Mán với lá mắc mật. Hương vị của món ăn này rất ngon. Những món quà mà mọi người có thể mang về nhà là thịt lợn nướng, gà đồi, cơm lam, măng tươi và nấm khô. Có người thi mua gạo hay khoai sọ, thậm chí cả rau tươi. Trên đường về, mọi người còn ghé qua hàng sữa tươi Ba Vì. Ai cũng cảm thấy vui vẻ và sảng khoái với chuyến đi 3 ngày. Điều phiền toái duy nhất có lẽ là bể bơi quá đông vào sáng chủ nhật, vì nhiều người ở Hà Nội lên đây chơi 1-2 ngày cuối tuần.

Ảnh chụp trong chuyến đi đầu tiên đến Kim Bôi (năm 2008):

Hanoi_girl
Source: http://www.travelblog.org

No comments:

Post a Comment