Wind turbine on Phú Quý island There are 3 wind turbines and 6 generators to supply power to 26,000 people living on the island. |
A boat was under repair I rented a motorbike for a half day and traveled around the island. There are 3 communes and this shot was taken in the third commune. |
1 March 2013 – I arrived at the port in Phan Thiết city one hour earlier than the departure time. Every two days there is a big ship going to the island. This ship can carry 400 passengers and tons of goods. Only some people could buy tickets for bunk beds if they booked earlier. Most passengers sit or lie down on the floor (see photos No. 32 and 46) and I saw them everywhere as there was no fixed seat. I heard pig screaming so I went out and saw a lorry carrying pigs. Some people were pushing pigs into the ship, while the pigs didn’t want to travel to the island and they were screaming. During the whole trip, I heard pigs screaming, but there was no pig smell because they were put into the lower level of the ship.
Welcome to Phú Quý island! Welcome symbol near the pier |
Since the island is under military control, it’s difficult for foreigners to get a permit to visit it. There were four foreign tourists in my ship and they went to the island for surfing. When the ship arrived at the island, it was 7:30pm and I saw a crowd there waiting to meet their relatives or picking the goods sent from the mainland. I found a guesthouse near the port. At 9pm the road was completely quiet and there were only a few people going by motorbike.
Huỳnh Đế crab - local specialty This type of crab has red color (US$15 for a kg) and different with all crabs I've seen. |
2 March 2013 - I rented a motorbike for a half day and it only cost US$3. There are 3 communes on the island with population of 26,000 people. I followed the main road and went through 3 communes. On the way I saw people working on rooftop of a church, some pagodas, a school where pupils were camping, government offices, as well as beaches and local houses. In some military areas there is a board warning “No film, no camera”. There are three wind turbines and six generators to supply power on the island and the locals can get electricity for 18 hours per day (from 5am to 11pm).
Great view opposite to a military base camp I saw a few motorbikes of fishermen parked by a concrete wall, so I came and saw this great view. |
I also saw some locals boiling Huỳnh Đế crabs which are a local specialty and fishes. Oysters cannot live in this sea area. The locals can catch squid, shrimp, crabs, snails and various types of fishes. Most young people do fishing works or go to study in Phan Thiết city. Many people also have two houses on the island and in the city. Fishing works and exporting sea products are the major works and income for the locals. I also found a place where people were drying snail shells and packing them into boxes for export.
Motorbikes on the ship These motorbikes of the local people were put onto the ship for transporting from Phú Quý island to Phan Thiết city. They had to pay some fee for this service. |
The local people on Phú Quý island speak a completely different Vietnamese language. I couldn’t understand what they were talking, so I asked what language they talked to each other. They said “It’s Vietnamese”, but they have changed the language in their own way.
3 March 2013 - The last morning when I was walking down a street toward the port for going back to the mainland, some local people I talked with the days before waved goodbye to me and wished me good luck. When the ship was leaving the port, it passed by other fishing boats and I saw local men having breakfast. They beat bowls and pots and this sound made me feel like saying goodbye. It was another ship ride back to the mainland, but this time it only took five and a half hours. I got sea sick during the time so I lay down in one place. It was even worse than my last ship ride because the waves were even higher and things moved around me.
A pagoda on the island I just arrived at the island at 7:30pm. I had to travel for six and a half hours by ship. I was walking to find a guesthouse and saw this pagoda. |
I don’t know when I will go back to this island, maybe many years later when the island develops. I heard that a hydrofoil would be provided to the island at the end of this year. It will make the boat ride shorter (only 3 hours instead of 6.5 hours like now) and there would be comfortable seats for passengers.
Travel tips: Foreigners must get a permit to visit Phú Quý island because it’s under military control. You must contact a guesthouse on the island and they will help you get the permit in Phan Thiết city. There were hydrofoils in the past but now they don’t work, so the only choice is local ship which takes a long time to travel and dirty condition. Ticket for a bunk bed is VND 250,000 (US$12), ticket for a seat is VND 150,000 (US$7). I expected to visit Hòn Tranh island by taking a boat from Phú Quý island, but it was impossible. A military officer said it was allowed but the local fishing boat was unsafe without life jacket, and if something happens, the boat owners will be charged fine. Hòn Tranh is a small island which is under military control and no local people living there. A local man told me that there was no any foreign visitor to Hòn Tranh island during the last four months. Now both Vietnamese and foreigners seem impossible to visit
this island.
Đảo Phú Quý – Ngày 1 đến 3/3/2013
Snail shells for exporting as souvenirs I saw a house by the sea where people were drying and packing snail shells for exporting to other countries. |
Tháng 7 năm ngoái, khi tôi đang đi du lịch ở đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi, tôi gặp một khách du lịch người Pháp. Cậu ta hỏi tôi đã đến đảo Phú Quý bao giờ chưa, vì cậu muốn đến đó trong tương lai. Tôi hoàn toàn không có khái niệm đảo Phú Quý ở đâu. Sau khi trở về nhà, tôi tra trên Google và thấy là đảo Phú Quý nằm ở tỉnh Bình Thuận. Tôi quyết định là mình sẽ đến thăm hòn đảo này khi nào có thể được. Cuối cùng thì tôi đã thực hiện được chuyến đi này. Đây cũng là hòn đảo thứ 16 ở Việt Nam mà tôi đặt chân tới. Việc đến thăm hòn đảo này phụ thuộc vào yếu tố thời tiết như gió hay dòng nước. Đôi khi không có tàu trở về đất liền và có thể bị kẹt hàng tuần lễ. Đây là một chuyến đi rất vất vả, vì thời gian đi bằng tàu rất lâu (6 tiếng rưỡi) và phần lớn mọi người đều bị say sóng.
Sunset over the island I was sitting on a beach and watching sunset. |
Chiều ngày 1/3, tôi ra bến tàu Phan Thiết trước một giờ tàu chạy. Cách hai ngày lại có một chuyến tàu ra đảo. Chiếc tàu này rất lớn, có thể chở tới 400 hành khách và hàng tấn hàng hóa. Chỉ có một số người mua được vé giường nằm, vì họ đặt chỗ từ sớm. Hầu hết hành khách ngồi hoặc nằm dưới đất, vì ở đây không có ghế ngồi cố định. Trước đây cũng có tàu cao tốc, nhưng hiện giờ máy bị hỏng và việc chở khách cũng bị thua lỗ, nên chỉ còn tàu chợ là sự lựa chọn duy nhất để ra đảo. Nghe thấy tiếng lợn kêu, tôi ra boong tàu và nhìn thấy mọi người đang ra sức lùa những con lợn trên xe tải xuống tàu. Đám lợn kêu la ầm ĩ và không chịu đi. Trong suốt hành trình, tôi vẫn nghe thấy tiếng lợn kêu, nhưng không có mùi, vì chúng bị nhốt xuống tầng thấp phía dưới của tàu.
Grilled "Cá bò" fish One of the fishes caught in this sea area. |
Một giờ chiều thì tàu rời bến. Từ đất liền ra đảo mất 6 tiếng rưỡi, trong khi từ đảo về lại đất liền thì chỉ mất 5 tiếng rưỡi do luồng gió và dòng nước làm cho tàu đi nhanh hơn. Vì hòn đảo này nằm hoàn toàn ở Biển Đông, hầu hết hành khách đều bị say sóng vì sóng biển khá cao. Một tiếng đồng hồ đầu tiên, tàu đi vẫn êm vì gần đất liền. Sau đó thì tôi bắt đầu cảm thấy bị say sóng, mặc dù tôi đã uống thuốc chống say. Cách duy nhất là phải nằm xuống và tôi cảm thấy dễ chịu hơn. Xung quanh tôi mọi người nằm la liệt (xem ảnh số 32 và 46). Những chiếc chiếu rất bẩn, vì mọi người đi cả giày dép dẫm lên chiếu và chủ tàu không giặt chiếu. Trong hoàn cảnh này thì tôi nghĩ là chỉ những ai có niềm đam mê du lịch lớn lao lắm thì mới chịu đựng được.
Road to a beach of the island A local woman carried grass on the basket as food for oxen at her home. |
Kể từ khi đảo Phú Quý thuộc biên phòng quản lý, lượng khách nước ngoài đến đây sụt giảm mạnh. Người nước ngoài khi ra đảo phải có giấy phép của biên phòng tỉnh và họ phải nhờ nhà nghỉ ở trên đảo bảo lãnh, rồi nộp đơn giúp cho họ. Trên chuyến tàu của tôi ngày hôm đó có 4 người nước ngoài. Họ mang theo cả những tấm ván lướt sóng. Khi tàu đến đảo thì đã là 7 giờ rưỡi tối. Ngay khi bước ra cầu thang, tôi nhìn thấy rất nhiều người trên bến tàu. Họ đến đón người nhà hoặc chờ nhận hàng chuyển từ đất liền. Tôi tìm thấy một nhà nghỉ ở gần bến tàu. Đến 9 giờ tối thì ngoài đường vắng tanh không một bóng người, thỉnh thoảng lắm mới có một chiếc xe máy đi ngang qua.
Wind turbine on Phú Quý island One of the three wind turbines (trụ gió) on the island. |
Phở mực (noodle soup with squid) I always ate Phở noodle soup with beef or chicken. The people on this island used squid instead. |
Tôi cũng có cơ hội được xem người dân làm sạch vỏ và luộc cua Huỳnh Đế. Đây là đặc sản đảo Phú Quý và có giá 300.000 đồng một cân. Ngoài ra còn có rất nhiều các loại cá, ví dụ như cá tắc kè thì người ta luộc sơ qua, cạo sạch vỏ rồi đem phơi khô. Các loại hàu và ngao không sống được ở vùng biển này. Ở đây chỉ có thể đánh bắt được mực, tôm, cua, ốc và các loại cá. Hầu hết thanh niên đều đi biển hoặc vào học trong thành phố Phan Thiết. Nhiều người có nhà ở cả hai nơi. Công việc đánh bắt cá và xuất khẩu hải sản là nguồn thu nhập chính của người dân trên đảo. Tình cờ tôi đến một ngôi nhà nhỏ là nơi người dân đang phơi vỏ ốc và đóng gói để xuất khẩu.
Fish dried in the sun outside a local house |
Khi đi bộ từ bãi biển về nhà nghỉ, tôi đi ngang qua một ngôi nhà có một đàn bò đang uống nước trước giàn hoa giấy. Ông chủ nhà mời tôi vào nhà uống nước dừa. Hóa ra, ông là cửu vạn trên bến tàu và ông đã nhìn thấy tôi tối hôm trước. Ông nói là mỗi ngày ông làm việc từ 4 giờ sáng đến 11 giờ trưa. Sau khi bốc dỡ hàng hóa, ông kiếm được 300.000 đồng mỗi ngày. Khi tôi ghé vào một quán ăn ở trên đảo, tôi gặp hai anh chị người Sài Gòn đi cùng chuyến tàu ra đảo. Họ mời tôi ăn tối cùng họ và thưởng thức các món hải sản. Tôi rất cảm động vì sự thân thiện của mọi người.
Người dân ở trên đảo Phú Quý nói một thứ ngôn ngữ gọi là tiếng Việt, nhưng hoàn toàn khó hiểu với người ngoài đảo. Họ thay đổi tiếng Việt hoàn toàn thành một thứ ngôn ngữ của riêng họ với ngữ điệu rất lạ. Trước đây, tôi cứ nghĩ là người dân ở tỉnh Quảng Ngãi nói khó hiểu, nhưng giờ thì tôi phát hiện ra là tiềng Việt ở đảo Phú Quý là khó hiểu nhất.
Long Sơn pagoda |
Buổi sáng cuối cùng của tôi ở trên đảo, khi tôi đang đi bộ dọc theo con đường ra bến tàu của đảo, những người dân mà tôi đã trò chuyện trong mấy ngày qua vẫy chào tôi và chúc tôi “lên đường mạnh giỏi”. Khi chiếc tàu từ từ rời bến, tôi nhìn thấy các ngư dân trên những chiếc thuyền đánh cá ở sát bên cạnh và họ đang ăn sáng. Mọi người gõ bát đũa nồi xoong kêu leng keng, như một lời chào tạm biệt. Chuyến đi quay trở lại đất liền còn vất vả hơn vì sóng rất lớn, có lúc tôi có cảm giác như mình bị trôi tự do. Suốt thời gian trên tàu, tôi phải nằm một chỗ. Đến 1 giờ chiều thì tàu cập bến Phan Thiết.
Ghi chú: Giá vé tàu là 250.000 đồng cho giường nằm (gọi là giường nhưng rất nhỏ), 150.000 đồng cho chỗ ngồi tự do. Về việc thăm đảo Hòn Tranh thì rất khó, vì biên phòng kiểm soát hoàn toàn hòn đảo này. Hòn Tranh khá nhỏ và ở đây chỉ có bộ đội biên phòng mà không có dân thường sinh sống. Biên phòng có thể đồng ý cho phép ra thăm Hòn Tranh, nhưng không tàu đánh cá nào chịu chở khách đi, vì họ không có áo phao. Nếu xảy ra chuyện gì thì biên phòng sẽ phạt chủ tàu. Theo một người dân nói thì 4 tháng nay không có bất kỳ người nước ngoài nào đến Hòn Tranh. Dường như cả người Việt và người nước ngoài đều khó có thể đến đây được.
No comments :
Post a Comment