|
Local boats on the island
Just arrived at the island. |
Monday, 6 Aug 2012 – My motorbike taxi driver whom I traveled with the day before came to knock at the door of my room at 7am. He said he already asked the boat owner to take care of me during my visit to the small island. Every day there is only one boat going between the two islands. It leaves Lý Sơn island at 7:30am and goes back at 2pm. Actually, there are only two wooden boats on this route which are used for carrying both passengers and goods, but one by one works based on its schedule. One of these boats is always available on An Bình island in case of emergency and someone needs to go to the mainland for medical treatment. Because there is no guesthouse nor restaurant on An Bình island, I had to go back to Lý Sơn island on the same day. The boat ride takes 20 minutes and ticket is very cheap, only US$1. I had to sit on the front side of the boat. There are some local passengers who came to An Bình island for visiting their relatives.
|
A house on the island
A typical house on the island with flowers and vase. |
Next to me was a little girl. She said she is 13 years old. She looks smaller than children at the same age in the big cities but she is far more mature than them. The girl is living on An Bình island and she went to Lý Sơn island for buying food for her family as there is still no market on the small island yet. She brought fishes, vegetables and longans with her. It was an interesting chat and she offered to show me around the island. The boat owner also intended to show me around by motorbike. When we got to the island, I decided to go with the girl as I prefered walking slowly and taking photos. One of the passengers on the boat ride also invited me to her house for lunch as she thought I couldn't find a place to eat. I was very touched at her kindness, but I would stay at the little girl’s house and ask her mother to make a bowl of noodle soup as a simple lunch for me.
Some old ladies sitting near the pier started talking with me and I learned a lot of things from them. They said during the rainy season the whole pier would be submerged in the water and boats cannot approach the island. Helicopter must be used in order to supply food to the locals. While the locals on Lý Sơn island can get water from wells or streams, there is no water source on the small island. Water must be brought from Lý Sơn island, so it’s expensive. The locals have to use rain water which they keep in vases or tanks from the rainy season. Lack of water results in dried trees during the dry season and it’s difficult to plant anything. Garlic is also one of the local specialties on this island and the locals plant garlic trees in September, ie starting of the rainy season. The crop depends much on the weather. Some years there is too much rain so the garlic trees die all.
|
White sand is used for cooling hot soil
Same as Lý Sơn island, the locals place white sand over hot soil on the fields to make it cooler. They've just poured the sand and later they will flatten it on the whole field. |
The little girl said her grandfather was one of the four founders of the island and every year there is a ceremony to remember them. She took me to Chắp Tiên beach and I was amazed by its beauty. There was no any tourist at the sites. It was very hot when we walked along the concrete road. Sometimes we had to hide in the shadows of big trees. We passed by empty fields and trees which were dried in the sun. The girl said she was scared of the fire as she used to witness it. She showed me a good type of leaves that the adults have used in case of fire. We sat at a beach and picked colorful oyster shells and coral pieces which were mixed with the sand.
|
A tree on the rock |
When we were back to her house, the mother turned on a fan using solar energy. They also invited me to taste big sea snails which they caught in the sea. Even though many things must be brought from the mainland by boat, they still charged me the same price as in the mainland. For a bowl of noodle soup with squid and two glasses of juice, they asked me to pay less than one dollar. This was even cheaper than in the mainland. My boat operator also climbed up a coconut tree and picked one coconut for me and I didn’t have to pay for it. The people on both Lý Sơn and An Bình islands are amazing.
After I had lunch, the girl’s father took me to a plant built by the Koreans for treating sea water into living water. The plant was just completed and it’s going to be put into operation. Even though the water supply may only be enough for living of the locals and not enough for plantation, it’s still better than nothing. The girl’s father is a guard of the island, so every day he has to make patrol around the island.
|
Big vases to keep water in the rainy season
Every house on the island has a big tank or vases to keep water from the rainy season, then they use it during the dry season. |
When I was back to the pier, I met old ladies again. They said it was too hot so they couldn’t have a nap. For many Vietnamese who have comfortable life in the big cities with aircon and wasting water, they cannot understand the importance of electricity and water on these remote islands. There is a school on An Bình island, but it’s only for elementary level (from 6 to 10 year old pupils). Because there are not enough pupils, the children have to move to live on Lý Sơn island for further study when they are 11 years old.
I said good bye to the people on An Binh island and took the same boat back to Lý Sơn island. This is the last blog about my time in Quảng Ngãi province (my father’s homeland). I didn’t expect there are so many great places to see and I really had an amazing time.
|
Rocks used for embankment of fields
It is so hot in the sun that none of the trees can be planted on the fields at this time of year. The locals have to wait for another month until the rainy season starts to plant garlic trees. |
During 5 days I only heard central accents of Quảng Ngãi people and sometimes I couldn't understand them as they used local dialect. Now I have a new list of my favorite places in Vietnam. No. 1 is Mapileng pass and Hà Giang, No. 2 is Côn Đảo islands, No. 3 is Lý Sơn and An Binh islands, and No. 4 is Mù Cang Chải terraced rice fields. My next blog will be about Cù Lao Chàm island in Hội An.
Đây là Phần 3 của chuyến đi 7 ngày của tôi đến Miền Trung Việt Nam (từ ngày 3/8 đến ngày 9/8/2012). Khi tôi nói “Tôi muốn đi đến đảo Bé”, những người dân trên đảo Lý Sơn đều hiểu là “đảo An Binh” vì họ cũng thường gọi như vậy. Huyện đảo Lý Sơn bao gồm hai hòn đảo là đảo Lý Sơn và đảo An Bình. Trong khi đảo Lý Sơn là đảo lớn và có hai xã An Vĩnh và An Hải với số dân là khoảng 21.000 người thì ở đảo An Bình chỉ có một xã duy nhất cũng được gọi là xã An Bình với hơn 100 hộ dân, tức là khoảng 500 người sinh sống.
|
Landscape on the island
I am walking around the island with my local guide. |
Tôi nghe mọi người nói là phong cảnh bên đảo An Bình rất đẹp, bãi biển lại sạch hơn bên đảo Lý Sơn, nguồn điện cũng dồi dào hơn vì người dân dùng năng lượng mặt trời để tự cung cấp điện. Chú của tôi cũng từng tham gia đóng quân ở hai hòn đảo này khi còn trẻ. Chú nói là cuộc sống ở đảo An Bình rất vất vả vì không có nước ngọt và chú cũng từng trồng tỏi để giúp đỡ người dân. Nghe mọi người nói như vậy nên tôi rất háo hức được đến thăm địa danh này.
Sáng ngày 6/8/2012, cậu bé lái xe ôm ngày hôm trước của tôi lên tận phòng tìm tôi và giục tôi có mặt ở bến cảng lúc 7 giờ rưỡi để đi tàu sang đảo An Bình. Cậu bé này cũng quen với chủ tàu nên cậu đã nhờ chủ tàu giúp đỡ tôi khi đi sang đó và đưa tôi trở về an toàn.
|
Drying fishes in the sun at a local house |
Mỗi ngày chỉ có một chuyến tàu đi lại giữa đảo Lý Sơn và đảo An Bình. Tàu này rời cảng Lý Sơn lúc 7 giờ rưỡi sáng và quay trở về vào lúc 2 giờ chiều. Thực ra thì chỉ có hai chiếc tàu gỗ hoạt động luân phiên nhau trên tuyến này và được dùng để chở người và chở hàng. Hôm nay chiếc này hoạt động thì ngày mai đến lượt chiếc kia. Lúc nào cũng có một chiếc tàu túc trực ở đảo An Bình, vì có thể ai đó cần đi chữa bệnh. Vì không có nhà nghỉ hay quán ăn ở bên đảo An Bình, nên tôi phải quay trở về đảo Lý Sơn trong cùng ngày. Thời gian đi giữa hai đảo là 20 phút và giá vé rất rẻ, chỉ có 20.000 đồng. Tôi phải ngồi bệt xuống sàn ở phía trước mũi tàu. Hành khách hôm nay chủ yếu là đi thăm họ hàng ở bên đảo An Bình.
|
An Bình island |
Ngồi cạnh tôi là một cô bé trông rất nhỏ. Cô bé nói là đã 13 tuổi. Trông cô bé nhỏ hơn nhiều so với trẻ em cùng độ tuổi ở thành phố, nhưng qua cách cư xử và nói chuyện thì tôi thấy cô bé này chững chạc hơn rất nhiều. Cô bé sống ở đảo An Bình nhưng học ở đảo Lý Sơn. Hôm nay, cô bé sang đảo Lý Sơn để đi chợ, vì cho đến giờ vẫn chưa có chợ ở đảo An Bình. Tôi thấy cô bé mang theo rau, cá và nhãn về nhà. Vì cô bé còn nhỏ nên chủ tàu cũng không thu tiền vé. Chúng tôi trò chuyện vui vẻ với nhau và cô bé ngỏ lời dẫn tôi thăm quan đảo. Anh chủ tàu cũng định đưa tôi đi thăm đảo bằng xe máy. Khi chúng tôi lên đảo, tôi quyết định sẽ đi cùng cô bé vì tôi muốn đi bộ và chụp ảnh.
|
Small fan used on Lý Sơn & An Bình islands
The locals on both islands use this type of fans with battery charge or solar energy. I also used this fan at my room on Lý Sơn island. This shot was taken at a local house on An Bình island (Người dân trên đảo Lý Sơn & An Bình dùng loại quạt này bằng ắc quy sạc hay năng lượng mặt trời. Trong căn phòng của tôi ở đảo Lý Sơn cũng có chiếc quạt này. Bức ảnh này chụp tại một nhà dân trên đảo An Bình) |
Một chị hành khách ở trên tàu cũng ngỏ ý mời tôi đến nhà chị ăn trưa vì ở đây không có hàng ăn. Tôi rất cảm động vì lòng tốt của chị, nhưng tôi sẽ ở lại nhà của cô bé và nhờ mẹ cô bé nấu mì cho tôi ăn tạm vào bữa trưa, vì 3 giờ hơn thì tôi đã ở đảo Lý Sơn.
Ngôi nhà đầu tiên ở ngay gần cầu cảng chính là nhà của cô bé 13 tuổi. Mẹ của cô bé bán đồ uống và ở đây cũng có một bàn chơi bi-a. Mấy bà cụ ngồi ở khoảng sân nói chuyện với tôi và tôi biết được rất nhiều điều về cuộc sống ở trên đảo. Họ nói là vào mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch), sóng biển dâng cao ngập cầu cảng và tiến đến sát chỗ chúng tôi đang ngồi. Tàu bè không thể cập cảng được và cách duy nhất là phải dùng máy bay trực thăng để tiếp viện lương thực cho người dân. Trong khi người dân bên đảo Lý Sơn có nguồn nước từ giếng và suối thì ở bên đảo An Bình không có nguồn nước ngọt. Nước phải mang từ đảo Lý Sơn sang và được bán với giá rất đắt, nên người dân thường tích trữ nước mưa trong mùa mưa và dùng dần vào mùa khô. Việc thiếu nước không chỉ gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân mà còn ảnh hưởng đến cả việc trồng trọt, vì không có nước tưới cho các cánh đồng. Tỏi cũng là một loại đặc sản của hòn đảo này và mọi người cũng thường trồng tỏi vào tháng 9 là bắt đầu mùa mưa. Việc trồng tỏi cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Có năm mưa nhiều quá nên cây tỏi chết hết. Theo như lời cô bé nói thì tỏi ở đây có chất lượng còn cao hơn bên đảo Lý Sơn. Mỗi lần mua tỏi, cô bé phải bóc vỏ và xem chất lượng bên trong, vì có một số người bên đảo Lý Sơn sử dụng Ure để bảo quản lâu và để nặng cân hơn khi bán tỏi cho khách du lịch.
|
Pier of An Bình island
This is the view from a local house on the island. My boat is on the right side. In the rainy season (from Sep to Nov of the lunar calendar) the whole pier is submerged in the water because of very high wave. None of the boats can approach the island. (Cầu cảng nhìn từ một ngôi nhà dân trên đảo. Tàu của tôi ở phía bên phải. Vào mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch, cầu cảng này chìm trong nước vì sóng rất cao. Tàu bè không thể tiếp cận đảo được). |
Cô bé 13 tuổi nói rằng ông nội của cô là một trong bốn người đã khai phá hòn đảo này và hàng năm có một buổi lễ để tưởng nhớ họ. Chúng tôi bắt đầu hành trình thăm quan theo trục đường chính của đảo. Cô bé dẫn tôi tới thăm bãi Chắp Tiên, khu mộ gió và hòn đá Ông
Đụng. Phong cảnh ở đây tuyệt đẹp và chẳng có khách du lịch nào cả. Trời nằng gay gắt và chúng tôi đi trên con đường bê tông, thỉnh thoảng chúng tôi phải đứng nghỉ trong bóng râm của một bụi cây nào đó. Chúng tôi đi ngang qua những cánh đồng khô cằn chỉ toàn cát. Cây cối thì khô héo nên rất dễ cháy vào mùa khô. Cô bé nói cô từng chứng kiến cháy ở trên đảo và rất sợ. Người lớn thường dùng một loại lá cây để dập lửa rất hữu hiệu. Sóng biển dâng cao nên chúng tôi không vào thăm hang được. Chúng tôi ngồi trên bãi biển và nhặt những vò sò nhiều màu sắc cùng những mảnh san hô mà sóng vỗ lên bờ.
Khi chúng tôi quay trở về nhà cô bé, mẹ của cô bé bật chiếc quạt nhỏ dùng năng lượng mặt trời. Nếu trời mưa thì họ không thể dùng điện từ năng lượng mặt trời được.
|
Local boat from Lý Sơn island to An Bình island
This wooden boat leaves Lý Sơn island at 8am and it goes back from An Bình island at 2pm. The boat ride takes 20 minutes. I had to sit on the front side of the boat, next to the local goods. (Đây là tàu gỗ đi từ đảo Lý Sơn sang đảo An Bình. Hành khách phải ngồi bệt xuống sàn ở phía trước mũi tàu). |
Họ cũng luộc những con ốc biển to bằng nắm tay mà họ mới bắt được sáng nay ở ngoài biển để mời tôi nếm thử. Mặc dù mọi thứ phải mang từ đất liền ra đảo, nhưng giá đồ uống ở đây vẫn giống như ở trong đất liền. Mẹ cô bé tính giá một tô mì với mực cùng hai cốc thạch của tôi chỉ có 18.000 đồng, tức là chưa tới 1 đô la, rẻ hơn nhiều so với trong đất liền. Cậu bé lái tàu cũng trèo lên cây dừa và hái một quả dừa để mời tôi uống nước. Người dân ở trên đảo Lý Sơn và đảo An Bình thật là mến khách.
Sau khi ăn trưa xong, cha của cô bé dẫn tôi đến nhà máy xử lý nước biển thành nước ngọt do Hàn Quốc xây dựng. Nhà máy mới xây dựng xong và sắp đưa vào sử dụng. Mọi người nói rằng công suất của nhà máy cũng chỉ đủ để cung cấp nước sinh hoạt, chứ không đủ cho việc tưới tiêu, nhưng dù sao thì như vậy cũng đã tốt hơn nhiều rồi. Cha của cô bé là dân quân tự vệ, hàng ngày phải đi tuần tra ở quanh đảo.
|
Chắp Tiên beach (Bãi biển Chắp Tiên)
Good place for swimming but you have to climb down the rocks. (Để xuống được bãi biển thì phải trèo qua các tảng đá). |
Khi tôi quay trở lại khu vực gần cầu cảng, tôi gặp lại các bà cụ. Họ nói là trời nóng quá, không có quạt mát nên họ không ngủ được và ra đây để hóng gió. Với nhiều người Việt Nam ở các thành phố lớn, việc lãng phí điện và nước là bình thường, nên họ không biết được rằng ở những nơi xa xôi hẻo lành như hai hòn đảo này, điện và nước quý giá đến như thế nào. Tại xã An Bình có duy nhất một ngôi trường cấp 1. Trẻ em ở đây phải sang đảo Lý Sơn để học tiếp từ cấp 2, vì không đủ học sinh để mở trường. Trên đảo chỉ thấy chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ nhỏ vì đàn ông đi đánh bắt cá dài ngày.
|
Lots of rocks in this place |
2 giờ chiều, tôi chào tạm biệt mọi người ở đảo An Binh và lên tàu quay trở về đảo Lý Sơn. Mặc dù thời gian thăm đảo rất ngắn ngủi, nhưng tôi thực sự ấn tượng bởi phong cảnh đẹp và sự thân thiện của người dân nơi đây. Đây cũng là phần cuối về chuyến đi của tôi ở tỉnh Quảng Ngãi (quê cha tôi). Tôi đã có một khoảng thời gian rất thú vị trong 5 ngày ở đây. Xung quanh tôi chỉ toàn là người Quảng Ngãi và đôi khi tôi cũng không hiểu họ nói gì vì phát âm khó nghe của họ. Bây giờ thì tôi đã có một danh sách với những điểm đến yêu thích của mình ở Việt Nam. Số 1 là đèo Mã Pì Lèng và Hà Giang, số 2 là Côn Đảo, số 3 là đảo Lý Sơn và đảo An Bình, và số 4 là ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải. Blog tiếp theo của tôi sẽ là về Cù Lao Chàm ở Hội An.
Source:travelblog.org
No comments :
Post a Comment