Saturday, November 2, 2013

Hà Giang - Part 3 (Đồng Văn & Lũng Cú)

Lũng Cú flag tower at the
northernmost point of Vietnam

The tower is located 22km away from
Đồng Văn town. I had to travel 500km
 overland from Hanoi to this important
point. From this place I could see China
 on the other side of the
 mountains. (Monday 16 April 2012)
15 & 16/4/2012 – Day 2 & Day 3 of the 5 day trip to Hà Giang (the northernmost province of Vietnam). We arrived at Đồng Văn town at 5pm. Next to our hotel there were 3 big motorbikes which we saw when our mini bus had problem on the pass. It turned out that these motorbikes were owned by 3 Thai travelers. Anyone would dream of having such a comfortable motorbike to travel in this wonderful mountain region. The Thai men were passing by us very fast, so we only guessed based on the Lao and Thai flags on their bikes.

The first thing I did after arrival in Đồng Văn town was to walk along the main street. When we had dinner at a restaurant opposite to our hotel, I saw 3 Thai men who had big motorbikes. After dinner I walked to the old quarter of the town. There is a famous cafeteria named “Old town cafeteria” (Cà phê phố cổ) which has preserved traditional architecture of the old houses in the town. Next morning I went back to this area and took photos of some houses and market in the old quarter. It was pity that. I had very little time in Đồng Văn. My photos were taken at 6pm or 7am. At the time the light was not good for taking photos

We were so close to China and very much excited to see Lũng Cú flag tower at the northernmost point of Vietnam. Again we enjoyed great mountain scenery along the way. The flag tower (altitude 1468m) is located 22km away from Đồng Văn. It was first built in 2001, then re-built and completed in 2010. We had to walk up 704 stairs.
Old houses in Đồng Văn town

There are about 10 old houses in the
Old Quarter of Đồng Văn town.
There are totally 839 stairs to the top of the tower, however the tower is only open when the soldiers come in to replace the flag. Because of strong wind, the flag may be torn and it needs to be replaced once a week. We were not lucky to get the chance of getting to the top of the flag tower, however we could see China on the other side of the mountains.

Our mini bus had problem again, the same problem as the day before. Our driver welded the crack the night before but it didn’t work. We refused to go on in this mini bus. After many phone calls, the travel company decided to arrange another mini bus from Đồng Văn town for a day. It’s not really the fault of the travel company as they only signed a contract with a car leasing company. Problem is that the car leasing company didn’t choose a good mini bus for our group.
Me at Lũng Cú flag tower

I expected to see a national trig point
same as the one at the southernmost
point of Vietnam which I have been to, but it's different.

 They should have maintained the mini bus before the trip as the mountain road in Hà Giang is very dangerous with lots of hair pin curves. We had to wait for a couple of hours at the flag tower area. Some people on the tour enjoyed playing cards, while I walked around the area. Not much to see over there as this is the frontier area and the empty gap between the two nations is 600m.

Finally, another mini bus came to pick us up. We went to another site at 1pm. Everyone was hungry but the next destination was so interesting that we forgot it was time for the lunch. We passed by the pyramid shaped mountains in Sà Phìn valley and got to the Wang family’s castle (Wang is "Vương" in Vietnamese). It is the castle of H’mong King in the early 20th century. The Wang family was wealthy and powerful in the region. Mr. Vương Chính Đức (1865 – 1947) became the King of H’mong people in Châu Đồng Văn district (consisting of 4 districts of Hà Giang at present). The H’mong King was very rich because he exported opium to other countries. The castle was built during 1919 – 1928. You can find the Chinese, French and H’mong architecture in the castle.
Pyramid shaped mountains in Sà Phìn commune

One of the pyramid shaped mountains in Sà Phìn
commune of Đồng Văn district - This shot was taken
from the Wang family's castle. (Một trong những ngọn
núi hình kim tự tháp tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn.
Ảnh chụp từ dinh họ Vương, nhà Vua Mèo).
A young H’mong girl greeted us with a friendly smile. She wore traditional dress of white H’mong women in Hà Giang. She introduced herself as the 4th generation of the Wang family, and she is grand grand daughter of the H’mong King. She is so elegant that we were all attracted by her stories. She had lived in the castle for 20 years. In 2004, the castle became a museum, so she moved out with all her relatives and she became a guide right at the castle. We visited all the rooms for living and working (the King had 3 wives), kitchen, weapon and opium storages etc.

We were back to Đồng Văn for lunch and moved on to Mapileng pass and Mèo Vạc in the afternoon. I’ll write about them in the next blog.

Travel tips: Information in April 2012: If toreigners wish to see Lũng Cú flag tower, they must get a permit in Hà Giang city. One permit is used for 5 persons and it costs VND 400,000 (about US$20).

Cháo ấu tẩu (rice porridge)

The rice porridge with pork and special herb which
has bitter taste is a local specialty in Hà Giang.
 This bowl of rice porridge costs US$1.5. (Cháo có thịt
lợn băm, chân giò nướng và củ ấu có vị đắng là một
trong những món ăn nổi tiếng của Hà Giang.
 Tô cháo này có giá 30.000 đồng)
It means if you travel alone, you still have to pay the same amount. If there are 6 persons, you must get two permits. It takes only 15-20 minutes to get the permit. Without this permit you will be rejected to visit the flag tower area.

Updated information in October 2012: Foreign tourists can get permit from the police in Đồng Văn town which allows you to stay in Đồng Văn and Mèo Vac districts (including Lũng Cú) for one week.

Blog about the southernmost point of Vietnam (my trip in 2009):

Mũi Cà Mau - the southernmost point of Vietnam

Note: As tourists, we are only permitted to get to the Lũng Cú flag tower and cannot go farther as this is the frontier area between Vietnam and China.

Blogs about other parts of the trip:

A wood carved opium symbol
 at Hmong King's castle



Đồng Văn & Lũng Cú – Ngày 15 & 16/4/2012

Chúng tôi tới Đồng Văn vào lúc 5 giờ chiều. Ngay cạnh lối vào khách sạn có 3 chiếc xe máy rất to dựng ở đó. Lúc xe ô tô của chúng tôi bị hỏng trên đường đèo và chúng tôi phải chờ đợi 1 tiếng đồng hồ, chúng tôi nhìn thấy 3 người đàn ông trang bị như dân đua xe chuyên nghiệp phóng 3 chiếc xe máy rất to đi ngang qua. Chúng tôi đoán họ là người Lào vì trên xe có treo cờ của Lào. Nhưng hóa ra họ là người Thái và cũng ở cùng khách sạn của chúng tôi. Nhìn chiếc xe đua của họ thì ai cũng thích, vì xe phân khối lớn như vậy đi đường núi mới thích hợp.
Walking up to the flag tower

I am walking up over 700 stairs to the flag tower.
Việc đầu tiên tôi làm là đi ra phố để chụp ảnh. Ngang qua chợ Đồng Văn, tôi thấy tấm biển nhỏ ghi “Phố Cổ” và quyết định tối nay sẽ ra quán Cà phê phố cổ. Bữa tối của chúng tôi ở nhà hàng đối diện khách sạn. Ở đây có vài khách du lịch nước ngoài đến ăn tối và tôi nhìn thấy 3 khách du lịch người Thái đi xe mô tô phân khối lớn, mặc dù lúc chiều họ che hết cả mặt bằng những chiếc mũ bảo hiểm.

Sau bữa tối, tôi đi ra khu phố cổ để chụp ảnh. Một ngôi nhà cổ thì biến thành quán lẩu dê. Những ngôi nhà cổ khác thì quá tối, nên không thể chụp ảnh được. Còn bên trong quán Cà phê phố cổ thì khá ồn ào bởi các nhóm khách du lịch lên Hà Giang vào dịp này. Có lẽ họ đều nhắm tới chợ tình Khâu Vai, vì phòng khách sạn và xe đều đã được đặt hết vào dịp này.
China is on the other side of the mountains

View from Lũng Cú flag tower at the
northernmost point of Vietnam.
Tôi không uống nước ở quán cà phê mà chỉ chụp ảnh rồi quay ra phố và tìm quán cháo ấu tẩu là món ăn nổi tiếng của Hà Giang. 8 năm trước, khi đến Hà Giang lần đầu, tôi đã định thử món cháo này, nhưng người bán hàng nói là đắng lắm, nên tôi không thử. Lần này thì tôi quyết định phải ăn món cháo này. Chị chủ quán cho thịt lợn băm, chân giò nướng và củ ấu thái lát để ở bát bên ngoài. Tùy theo mức độ chịu đắng thì khách sẽ tự bỏ củ ấu vào bát cháo.

Sáng hôm sau, tôi quay lại khu phố cổ để chụp ảnh các ngôi nhà cổ. Vì tôi có rất ít thời gian ở Đồng Văn và những bức ảnh của tôi được chụp vào lúc 6 giờ tối hay 7 giờ sáng, nên ảnh không được sáng và đẹp. Sau bữa sáng, chúng tôi khởi hành đi thăm cột cờ Lũng Cú. Phong cảnh trên đường đi cũng rất đẹp với núi non và làng bản. Cột cờ Lũng Cú cách Đồng Văn 22km.

A propaganda poster in Đồng Văn town

Propaganda for rural development.
Cột cờ cũ được xây vào năm 2001 và sau đó được xây lại và hoàn thành vào năm 2010. Cột cờ nằm trên đỉnh núi Rồng ở độ cao 1468m với 704 bậc, còn nếu lên tận nóc cột cờ thì tổng cộng là 839 bậc. Không may là hôm nay cột cờ không mở cửa, nên chúng tôi không thể leo lên nóc cột cờ. Theo lời cậu hướng dẫn viên thì bộ đội đến thay cờ mỗi tuần một lần, vì gió ở đây thổi rất mạnh và làm rách cờ. Khi đứng trên cột cờ Lũng Cú, chúng tôi nhìn thấy cột thu phát sóng ở bên Trung Quốc.

Chiếc xe ô tô của chúng tôi lại mắc bệnh cũ giống như ngày hôm qua ở trên đèo. Tối qua khi đến Đồng Văn, cậu bé lái xe đã đem xe đi hàn chỗ nứt. Vấn đề là ở chỗ, cần phải thay toàn bộ bộ phận đó và chỉ ở Hà Nội mới có phụ tùng. Chúng tôi từ chối đi tiếp bằng chiếc xe ô tô đã bị hỏng này vì cảm thấy không an toàn khi đi trên đường đèo.
Motorbike of a Thai traveler

I saw this motorbike on the way to Đồng Văn
and it's a coincidence that the owner of this
bike also stayed at the same hotel in Đồng Văn
town. I think many people would dream of having
 such a bike and travel around on their own.
Sau rất nhiều cuộc điện thoại gọi qua gọi lại, cuối cùng công ty du lịch đồng ý cử một xe khác đến đưa đoàn đi tiếp hành trình trong một ngày. Thực ra, đây cũng không phải là lỗi của công ty du lịch vì họ cũng chỉ thuê xe của hãng xe. Điều đáng trách là xe ô tô đi đường dài và đây là khu vực nguy hiểm có nhiều đèo núi mà họ lại bố trí cho chúng tôi một chiếc xe không được bảo dưỡng tốt trước chuyến đi. Xe ô tô này mới sản xuất năm 2007, nhưng có thể chủ xe đã cho sử dụng quá công suất, nên xe không còn được tốt nữa.

Chúng tôi phải chờ đợi suốt 2 tiếng đồng hồ dưới chân cột cờ. Mấy người trong đoàn dành thời gian đánh tá lả. Tôi đi dạo quanh khu vực gần cột cờ nhưng ở đây cũng không có gì đặc biệt. Cột mốc quốc gia thì lại đặt ở chổ khác và khoảng trống giữa hai quốc gia là 600m, nên không có nhiều hoạt động ở khu vực này.
A white H'mong girl in traditional dress

She is the fourth generation of the Wang family
(grand granddaughter of H'mong King). She had
lived at this house for 20 years until she moved
 out. Now she is a guide and introduces to
tourists about the house. (Cháu gái đời thứ
của Vua Mèo trong trang phục của người Mông
 trắng. Cô đã sống trong căn nhà này trong 20 năm
 cho đến khi chuyển ra ngoài. Hiện nay cô là
 hướng dẫn viên của ngôi nhà và giới thiệu
cho du khách biết vè dinh thự của Vua Mèo).
Cuối cùng thì xe ô tô cũng đến và chúng tôi lên đường thăm dinh Vua Mèo. Lúc này đã là 1 giờ chiều và đã quá thời gian cho bữa trưa, nên mọi người đều đói và mệt. Xe đi qua khu vực có nhiều núi hình kim tự tháp ở thung lũng Sà Phìn rồi dừng ở bên ngoài nhà Vua Mèo. Một cô gái người Mông mặc chiếc váy truyền thống của người Mông trắng chào đón chúng tôi với nụ cười thân thiện. Cô là cháu gái đời thứ tư của Vua Mèo và hiện nay cô làm hướng dẫn viên ở khu dinh thự này. Dòng họ Vương là dòng họ giàu có và uy quyền nhất của dân tộc Mông ở huyện Đồng Văn vào đầu thế kỷ 20. Vương Chính Đức (1865 – 1947) được tôn sùng làm Vua của người Mông tại khu vực 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ ngày nay. Thời đó, 4 huyện này được gọi là Châu Đồng Văn. Vị Vua này rất giàu có nhờ việc trồng và xuất khẩu thuốc phiện sang các nước. Dinh thự của Vua Mèo được xây dựng từ năm 1919 đến năm 1928 với kiến trúc Trung Quốc, Pháp và Mông. Bên trong dinh thự có khu vực tiền, trung và hậu dinh. Mộ của Vua Mèo hiện giờ ở sau dãy núi và cách dinh thự 3km.

Chúng tôi đi theo cô gái người Mông vào thăm quan bên trong khu nhà cổ. Cô gái thuyết minh rất hay và duyên dáng nên cuốn hút tất cả mọi người. Chúng tôi đi qua các gian phòng ở và làm việc (vị Vua này có 3 người vợ), gian bếp, kho để thuốc phiện, kho vũ khí và ở đây còn có cả lỗ châu mai. Cô gái người Mông nói là cô đã sống ở ngôi nhà này trong suốt 20 năm. Đến năm 2004, dinh thự Vua Mèo trở thành di tích thăm quan, nên cô và họ hàng chuyển ra bên ngoài.

View from Lũng Cú flag tower
Chúng tôi quay về Đồng Văn ăn trưa và tiếp tục hành trình vào buổi chiều đến thăm đèo Mã Pì Lèng hùng vĩ và huyện Mèo Vạc. Tôi sẽ viết tiếp về phần cuối của hành trình trong Blog tiếp theo.

Ghi chú: Khách nước ngoài phải xin giấy phép trước khi thăm cột cờ Lũng Cú. Xem chi tiết trong phần "Travel tips" nêu trên.





Hanoi_girl
Source: travelblog.org


No comments:

Post a Comment