Saturday, November 9, 2013

Hà Giang - Part 4 (Mapileng pass & Mèo Vạc)


View from Mapileng pass

The mountain view along the pass is one of
the best natural landscapes in Vietnam.
16 & 17/4/2012 – Day 3 & Day 4 of the 5 day trip to Hà Giang (the northernmost province of Vietnam). We said good bye to Đồng Văn town and moved on toward the most beautiful section of the trip. Mapileng pass is only 7km in length, but as I said in Part 1, it took 11 months to build one km which was the most difficult section. We stopped several times on the way for taking photos. The landscape along Mapileng pass is one of the best natural landscapes I’ve ever seen in Vietnam. Some sections of Nho Quế river run on the border line between Vietnam and China. We were also amazed at the view of Mapileng gorge which is the deepest gorge in Vietnam. This is the end of the Happy Road (Highway No. 4C) from Hà Giang – Đồng Văn – Mèo Vạc (144km and 22km). As you may know, the Đồng Văn karst plateau geopark consisting of 4 districts of Hà Giang province is one of the 77 global geoparks in the world which was recognized by UNESCO. There are 6 types of rock, mainly karst.

Mountain view from Mapileng pass

The Đồng Văn karst plateau geopark is one
 of the 77 global geoparks in the world which
was recognized by UNESCO.
We arrived at Mèo Vạc town and after dinner we traveled 24km to see the Love Fair in Khâu Vai commune. This event is organized once a year on the night of the 16th of March according to the Lunar calendar. It is the chance for ethnic couples, who used to love but couldn’t get married, to meet each other, and for young ethnic people to find love. Over the past few years, this event has attracted lots of Vietnamese tourits going to Khâu Vai on this occasion, as a result, hotels and car rental on the day are fully booked. We arrived at the car parking site in Khâu Vai at 8:30pm. The police didn’t allow any car or motorbike to go further, so we had to walk one km in the darkness on a bumpy road. It was so crowded at the Love Fair. None of us knew what time the musical and dancing show would start. Ethnic people were happy to meet each other and they enjoyed eating food. In other areas there were some groups of ethnic people singing in their own languages. It was very dark so we couldn’t see their faces.
On Mapileng pass

A H'mong man is performing music with
 his pan-pipe on the Mapileng pass.
In the background there is a board with
 information about the Happy Road
(Highway No. 4C) Hà Giang - Đồng Văn
 - Mèo Vạc. At this point we could see great
mountain scenery and Nho Quế river.

Next morning on the way from Mèo Vạc back to Quản Bạ, our tour guide took us to an interesting market of ethnic people which is organized every 6 days. By chance we saw a famous overseas Vietnamese at the market. He is Nick Út, the former AP photographer in the American war, who took the famous photo of Kim Phúc napalm girl in Trảng Bàng, Tây Ninh, South Vietnam on 8 June 1972. The photo was then awarded a Pulitzer Prize and was also chosen "the World Press Photo of the Year for 1972". Nick Út was traveling with members of the Vietnam Photographers Association to Hà Giang province at the same time as our tour. It has been 40 years since the world-wide famous photo was taken, he is now in his 60s (see photos No. 11 & 24). He was so busy taking photos of ethnic people at the market, so I didn’t approach to talk to him. I saw him again at lunch time as we all had lunch at the same restaurant in Quản Bạ. They traveled in 3 mini buses, so there were about tens of photographers.

We traveled back to Hanoi on Day 5 and also spent a short time visiting a weaving village of Pà Thẻn ethnic group. Even though we had to change 4 mini buses on this trip, we had a great time thanks to our tour guide who comes from the Tày ethnic minority group in Hà Giang. I wish I could spend two more days in Hà Giang and travel on my own to the west of the province. There are rice terrace fields in Hoàng Su Phì and Sín Mần (150km away from Hà Giang city). Unfortunately, I didn’t bring enough money with me, so I decided to go back to Hanoi with other people on the tour.
The deepest gorge of Vietnam

Grandiose Mapileng gorge (Hẻm vực sâu
nhất Việt Nam nhìn từ đèo Mã Pì Lèng).
While I feel pity I couldn’t see Hoàng Su Phì and Sín Mần, it is also good as I will have a reason to go back to Hà Giang again in the future.

This is the last blog about my 5 day trip to Hà Giang. The province is still off the beaten path and during my 5 day trip I saw ony a few foreigners in Đồng Văn town. I really wish Hà Giang would not be the same as Sapa. For me, the highlights of the trip are the great mountain scenery despite scary road with lots of hair pin curves, and friendliness of the ethnic people. I will remember an ethnic boy standing by the road in Mèo Vạc waving to our mini bus and the rock mountains behind him look so picturesque.

Blogs about other parts of the trip:

Hà Giang - Part 1 (Quản Bạ & Yên Minh)

Hà Giang - Part 2 (Phố Cáo & Sủng Là)

Hà Giang - Part 3 (Đồng Văn & Lũng Cú)

Đèo Mã Pì Lèng, Mèo Vạc, Khâu Vai – Ngày 16 & 17/4/2012


Nho Quế river - view from Mapileng pass

Some sections of this river run on the
border line between Vietnam and China.
(Sông Nho Quế nhìn từ đèo Mã Pì Lèng.
 Một vài đoạn của con sông này là đường
biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc).
Chúng tôi tạm biệt thị xã Đồng Văn và hướng về đoạn đường đẹp nhất của hành trình. Lúc này là 3 giờ chiều và trời nắng đẹp. Đèo Mã Pì Lèng dài 7km, trong đó có 1km ở đoạn hiểm trở nhất đã phải thi công trong 11 tháng. Mã Pì Lèng có nghĩa là “ngựa thở phì phò”. Chúng tôi dừng xe vài lần trên đường để chụp ảnh. Đứng từ trên điểm dừng chân nơi có tấm biển thông tin về Con đường hạnh phúc có thể nhìn thấy dòng sông Nho Quế với màu nước xanh biếc chảy giữa các vách núi. Phong cảnh trên đường đèo Mã Pì Lèng là một trong những phong cảnh đẹp nhất Việt Nam mà tôi đã từng thấy. Một vài đoạn của sông Nho Quế chảy qua đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chúng tôi đi tiếp đến đoạn đường đèo nhìn xuống hẻm vực sâu nhất Việt Nam. Khoảng cách từ Đồng Văn đến Mèo Vạc là 22km và đến đây cũng là kết thúc của Con đường hạnh phúc (Quốc lộ 4C) từ Hà Giang đến Đồng Văn và Mèo Vạc. Như các bạn cũng đã biết, Cao nguyên đá Đồng Văn bao gồm 4 huyện của Hà Giang đã được UNESCO công nhận là 1 trong 77 công viên địa chất toàn cầu. Theo lời cậu hướng dẫn viên nói thì ở Hà Giang có 6 nhóm đá, trong đó chủ yếu là đá vôi.

Khoảng 5 giờ chiều thì chúng tôi tới thị xã Mèo Vạc và nhìn thấy nhiều hoa ban trồng dọc hai bên đường. Sau khi ăn tối, chúng tôi khởi hành đi 24km đến Khâu Vai. Trời tối nên chúng tôi không nhìn thấy núi và những vực sâu hun hút ở phía bên trái. Thời gian này đường xuống cấp do đang thi công nhà máy thủy điện trên sông Nho Quế và phải chuyên chở nhiều vật liệu trên con đường này.
Pà Thẻn weaving village

On the way from Hà Giang back to Hanoi we visited a weaving village of Pà Thẻn ethnic minority group in Quang Bình district, Hà Giang province.

8 giờ rưỡi tối thì chúng tôi đến bãi đỗ xe của Khâu Vai. Công an và bảo vệ chặn đường và chúng tôi phải gửi xe ở đây (cả ô tô và xe máy). Từ đây đến chỗ tổ chức Chợ tình Khâu Vai, chúng tôi phải đi bộ suốt một km trong bóng tối trên con đường dốc lởm chởm sỏi đá. Phía xa xa là ánh đèn điện và chúng tôi đi về hướng đó. Chợ tình Khâu Vai chỉ tổ chức mỗi năm một lần vào đêm ngày 26 tháng 3 âm lịch. Đây là chợ tình của các nhóm người dân tộc ở Hà Giang và là nơi gặp gỡ của những người dân tộc từng yêu nhau nhưng không lấy được nhau, hay những thanh niên trẻ tuổi người dân tộc đến tìm bạn đời. Những năm gần đây, Chợ tính Khâu Vai thu hút nhiều người Việt đến thăm quan. Kết quả là giá phòng tăng và phải đặt chỗ từ sớm, thậm chí trước cả năm, các dịch vụ như thuê xe cũng kín luôn. Sân khấu của chợ tình đặt gần trường phổ thông của người dân tộc. Mọi người hỏi nhau không biết mấy giờ thì có biều diễn ca nhạc ở trên sân khấu, nhưng chẳng ai có câu trả lời chính xác, vì mỗi người nói một kiểu.
Hoa Ban flowers in Mèo Vạc town

Flowers and mountains in Mèo Vạc.
Gần đó là dãy hàng bán đồ ăn và những người dân tộc tay bắt mặt mừng gặp lại nhau và cùng uống rượu ngô. Dòng người nườm nượp đổ về chợ tình, nhưng chủ yếu là người Kinh. Có lẽ phải rất khuya thì người dân tộc mới thực sự bắt đầu chợ tình của họ. Cảm thấy chán vì chẳng có gì để xem, vì chủ yếu toàn là người xem người, mọi người trong đoàn đòi về lúc 10 giờ rưỡi đêm. Cậu hướng dẫn viên dẫn chúng tôi ra khu vực Miếu Bà. Trong bóng tối có những nhóm người dân tộc đang hát giao duyên. Có lẽ đây là điều duy nhất làm cho du khách cảm thấy là đang ở chợ tình. Chúng tôi lại cuốc bộ 1km ra bãi để xe để quay về Mèo Vạc. Mọi người nói cảm nghĩ của mình là đi một lần cho biết, chứ thực sự thì Chợ tình Khâu Vai không hoành tráng như quảng bá. Tôi nghe nói vào ban ngày cũng có các hoạt động như chọi trâu hay biểu diễn văn nghệ v.v.
Mountain view from Mapileng pass

At this point we could see the deepest gorge
of Vietnam. (Từ vị trí này trên đèo Mã Pì Lèng
nhìn xuống hẻm vực sâu nhất Việt Nam)

Giá như chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động hơn cho du khách vào buổi tối như giới thiệu trang phục dân tộc và ẩm thực thì sẽ thú vị hơn vì lượng khách đổ về đây rất đông.

Sáng hôm sau, trên đường từ Mèo Vạc quay về Quản Bạ, cậu hướng dẫn viên dẫn chúng tôi tới thăm phiên chợ Lùi ở xã Lũng Phìn. Phiên chợ này được tổ chức 6 ngày một lần và chúng tôi may mắn gặp được đúng phiên chợ này. Mọi người nói với nhau là “chợ phiên” còn hay hơn “chợ tình”. Thật tình cờ, chúng tôi nhìn thấy chú Nick Út ở ngoài chợ. Chú là nhiếp ảnh gia nổi tiếng của hãng AP trong thời gian chiến tranh, là người đã chụp bức ảnh cô gái Kim Phúc bị bỏng da do bom napal tại Trảng Bàng, Tây Ninh vào ngày 8/6/1972. Bức ảnh này sau đó đã được trao giải Pulitzer và cũng được chọn là bức ảnh của năm 1972. Lần này, chú Nick Út đi cùng các thành viên của Hội nhiếp ảnh Việt Nam đến Hà Giang.

Selling birds at Lũng Phìn market
Như lời cậu hướng dẫn viên nói thì ngày hôm trước họ đã bơi trên dòng sông Nho Quế. Đã 40 năm trôi qua kể từ khi bức ảnh chấn động thế giới được chụp, chú Nick Út giờ đã ở vào độ tuổi 60 và tóc bạc trắng (ảnh số 11 và 24). Chú mang theo mấy chiếc máy ảnh với ống tele rất dài, nhưng khi chụp ảnh đồng bào dân tộc thì chú lại dùng một chiếc máy ảnh nhỏ. Chú bận rộn chụp hình đồng bào dân tộc ở chợ, vì vậy tôi không dám lại gần và hỏi chuyện. Khi ở Quản Bạ, đoàn nhiếp ảnh gia cùng chú Nick Út đi 3 xe ô tô với mấy chục người cũng đến ăn trưa ở nhà hàng nơi chúng tôi vừa ăn xong.

Chúng tôi quay trở lại Hà Nội vào ngày thứ 5 của hành trình và dành một chút thời gian thăm làng dệt thổ cẩm của người dân tộc Pà Thẻn ở huyện Quang Bình. Cả đoàn chia tay hướng dẫn
viên sau bữa trưa ở thị trấn Việt Quang. Mặc dù chúng tôi đã phải thay đổi xe 4 lần, kết thúc chuyến đi mọi người đều vui vẻ vì cậu hướng dẫn viên người dân tộc Tày đã rất chu đáo với đoàn. Tôi muốn ở lại Hà Giang thêm 2 ngày nữa và tự đi về hướng Tây đến Hoàng Su Phì and Sín Mần (cách Hà Giang 150km) nơi có những thửa ruộng bậc thang rất đẹp, nhưng vì đây là kế hoạch bất ngờ nên tôi không mang theo đủ tiền. Tôi quyết định theo đoàn quay về Hà Nội.
Nick Út at the market in Lũng Phìn commune

The famous photographer from America traveled
with the members of Vietnam Photographers Association
to Hà Giang. By chance I saw him at this market. He is now at age 70s.

 Mặc dù cảm thấy tiếc vì không tranh thủ đi thêm hai điểm đến nữa trong hành trình, tôi tự nhủ đây sẽ là lý do để tôi quay lại Hà Giang trong tương lai.

Đây là blog cuối cùng của tôi về chuyến đi 5 ngày đến Hà Giang. Mặc dù tôi rất mong du lịch Hà Giang phát triển để người dân có thêm thu nhập, tôi thực sự không muốn Hà Giang sẽ bị thương mại hóa giống như ở Sapa. Sau khi đi hơn 1.000km bằng đường bộ và nghiêng ngả trên xe khi đi trên những khúc quanh ngoằn ngoèo của những con đường đèo dốc lên dốc xuống, tôi trở về nhà với cảm giác xúc động vì hình ảnh hùng vĩ của đèo Mã Pì Lèng và sự chân thành của người dân tộc ở vùng cực bắc của Tổ Quốc. Tôi thực sự ấn tượng với hình ảnh một cậu thanh niên người dân tộc mặc bộ quần áo màu đen đứng bên đường ở Mèo Vạc vẫy chào khi xe chúng tôi đi ngang qua. Phía sau cậu là hình ảnh dãy núi đá vôi đẹp như tranh vẽ.

Hanoi_girl
Source: travelblog.org

No comments:

Post a Comment