Saturday, March 29, 2014

Pleiku (Central Highlands - part 3)


Đồng Xanh park, Pleiku city
The conical hat is not mine. I borrowed it
from a gardener in the park for taking photos
6 & 7 December 2009 - Pleiku was our final destination on the 5-day trip. This city is the capital of Gia Lai province. Again we had to go by mini bus, but this time the distance from Kon Tum to Pleiku is only 50km. There were 23 people inside the 16 seater mini bus and it was fully packed. I couldn't move my legs for one and a half hours. At one section the road was under construction, so the mini bus couldn't go too fast. At least we felt safe, even though it was uncomfortable. Ticket is also cheap, only VND 15,000 (80 US cents) for traveling 50km. At 3pm we arrived at the center of Pleiku city.

Next day we rented a taxi and traveled 11km to the Great Lake (Biển Hồ) and Đồng Xanh park. There is a famous song named "Pleiku eyes" composed by a musician from Hanoi. I translate the first paragraph of this song: "You are so beautiful Pleiku. My heart wants to be broken. I don't dare to look into your eyes. The Pleiku eyes full of Great Lake". This lake is a famous place in Pleiku and it's truly beautiful. It was formed by a volcano millions of years ago. At present, the water in this lake is supplied to the residents in Pleiku city, so no tourist boats are allowed to cruise at this place.

Đồng Xanh park
A model of long house of the ethnic
minority people in the Central Highlands.
Đồng Xanh park was another interesting site that we visited. It's located 10km away from the city's center. At this place you can see models of communal house, grave house, long house, gongs and wood carved statues of the Bahnar and Jrai ethnic minority people. Following is some basic information about their culture which I summarize from my collected articles:

The Communal House (Nhà Rông) photo No. 15 - It can only be found in villages north of the Central Highlands, especially in Gia Lai and Kon Tum provinces. It is a large, imposing, beautifully decorated stilt house built in the middle of the village. It is where community activities take place, for example, reception of guests, meetings, wedding ceremonies, or praying ceremonies. The Communal House of each ethnic group has its own architectural style, design, and decorations. Yet there are shared features. In the village, it is often the biggest house roofed with yellow-dried Gianh leaves and having 8 big wood columns.
Dress of women in the Central Highlands
This dress is called "Xà Rông" and it's
 worn by ethnic minority women in Gia Lai,
Kon Tum and Dak Lak provinces in the
Central Highlands of Vietnam. This girl is
receptionist at Đồng Xanh park, Pleiku city.
The rafters are decorated with patterns of bright colors, depicting religious scenes, legendary stories about ancient heroes, stylized animals, and other familiar things of the village life. The most salient feature of the decorations of the Communal House is the image of the brilliant God of Sun. The Communal House is a cultural symbol of the Central Highlanders. It is also a pride of the whole village. The bigger the house, the wealthier the village is. There is a similar model of this house at the Museum of Ethnology in Hanoi.

The Grave House (Nhà Mồ) photo No. 30 - It is the place where the souls of the deceased rest according to the groups ancient customs. After the burial, family members erect a hut on the new grave as a shelter for the dead person under the ground. The hut covered with iron sheets, leaves or tiles, is usually stocked with the deceased person's belongings, such as water bottles, hammocks, pots, bamboo baskets (gùi) and even statues.
Đồng Xanh park
2 or 3 years later, family members remove the make-shift hut and build a new larger wooden house in a ritual called "Lễ bỏ mả" (grave-leaving ceremony). It's usually organized in the spring and is considered a festive day. Villagers gather at the cemetery grounds, and the family members bring offerings of food. Villagers sing songs, dance and enjoy the food and drinks taken from the altar in the belief that the deceased returns to join the feast with them. After the ceremony, relatives of the deceased no longer care for the grave, many statues and graves decay. You can see a model of this house at the Museum of Ethnology in Hanoi.

One of the main rituals in the grave-leaving ceremony is carving wooden statues, which are then placed in front of the grave house with a fence surrounds. The various statues, often resembling humans or animals, especially birds, are seen as original sculptural work of the Central Highlanders.

Đồng Xanh park

There’s a combination called the “Cồng Chiêng” that can be used as a single instrument or as a set of 2 to 13 pieces, even up to 20, and each set can act as a solo instrument or as an orchestra. In some ethnic groups, only men are allowed to play gongs, while in others both men and women play them. The Bahnar, Ede, J’rai, Sedang, K’ho, Ma and other minority people in the Central Highlands view gongs as sacred instruments for worshiping, bereavement, weddings, celebrating the new year, a new house or new crop, or praying for good fortune and health. Gia Lai province has the biggest number of gongs (over 5,000 sets). The gong performance in the Central Highlands was recognized by UNESCO as an intangible heritage in November 2005.

Gia Lai is the 55th of 63 provinces in Vietnam that I have been to. This is also my last big trip in 2009. I have only 12 annual leave days, but as you see, I have managed to travel so much within my limited days off work. The Áo Dài dress in this blog is the 15th Áo Dài that I have worn over the past 2 years. I am looking forward to my next big trip to Sri Lanka in mid February 2010.
The road to Biển Hồ (the Great Lake)
Travel tips: Vietnam Airlines flies Hanoi/HCMC/Danang to Pleiku. You also can travel overland from Kon Tum, Buôn Mê Thuột or Quy Nhơn to Pleiku. We rented Mai Linh taxi to see the above mentioned two sites and then we went to Pleiku airport. The taxi ride cost VND 480,000 (US$26) for a total distance of over 30km. The best time for visiting the Central Highlands is November to April, although it's very hot in March and April. The rainy season lasts from May to October.




T'rung musical instrument
This girl is receptionist at Đồng Xanh park,
Pleiku city. She belongs to Jrai ethnic minority
group. She is standing next to a T'rung instrument.
It's made from bamboo. Its sound is very
interesting when a player (often a girl) uses
a couple of sticks to beat the pipes.
Other blogs about this trip:

Buôn Mê Thuột (Central Highlands - part 1)

Kon Tum (Central Highlands - part 2)

TP Pleiku, tỉnh Gia Lai - Ngày 6 & 7/12/2009

Pleiku là thành phố cuối cùng mà chúng tôi tới thăm trong chuyến đi Tây Nguyên 5 ngày. TP này là thủ phủ của tỉnh Gia Lai, nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, nơi ngã ba giao lộ của Quốc lộ 14, 19 và 25. Các địa danh nổi tiếng của tỉnh Gia Lai là Biển Hồ trong xanh, những công viên bao la bát ngát, những rừng cafe, đồi chè bạt ngàn mang đậm sắc thái Tây Nguyên. Pleiku cũng được gọi là "Phố núi" và ở đây có trung tâm huấn luyện bóng đá rất lớn của Hoàng Anh Gia Lai.

Từ Kon Tum, chúng tôi đi bằng xe ô tô 16 chỗ đến Pleiku, khoảng cách là 50km, đi mất hơn một tiếng đồng hồ. Giá vé rất rẻ, chỉ có 15.000 đồng. Đây là xe đò (vì không có xe chất lượng cao), nên chúng tôi bị lèn chặt. Suốt quãng đường đi, tôi không thể duỗi chân được, vì xung quanh tôi chẳng có một chỗ trống nào, kể cả chân cũng bị dẫm lên. Tuy nhiên, xe đi chậm nên ít nhất tôi cũng cảm thấy an toàn hơn so với chuyến xe đi từ Buôn Mê Thuột đến Kon Tum ngày hôm qua.
Đồng Xanh park
A stage is set up at this area with lots of
statues (Quảng trường huyền sử Tây Nguyên)
Đến 3 giờ chiều thì chúng tôi đến TP Pleiku. Xe dừng bên ngoài chợ là trung tâm thương mại và chúng tôi tìm được một khách sạn ở ngay gần chợ.

Nơi đầu tiên chúng tôi tới thăm là Biển Hồ, cách TP Pleiku 11km. Chắc hẳn các bạn đều biết địa danh nổi tiếng này trong bài hát "Đôi mắt Pleiku" của nhạc sỹ Nguyễn Cường. Bài hát mở đầu bằng những ca từ da diết "Em đẹp thế Pleiku ơi. Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi. Không dám nhìn vào đôi mắt ấy. Đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy..." Biển Hồ (hay hồ Tơ Nueng) được hình thành từ miệng một ngọn núi lửa ngừng hoạt động cách đây hàng triệu năm. Hồ có hình bầu dục với diện tích mặt nước 250ha, độ sâu 20-40m, là nguồn sinh thuỷ cung cấp nước sinh hoạt cho người dân TP Pleiku.

Trên đường đến Công viên Đồng Xanh, chúng tôi ghé thăm nhà thờ Plei Chuêt với kiến trúc giống hệt một ngôi Nhà Rông. Công viên Đồng Xanh nằm trên Quốc lộ 19, cách TP 10km về hướng Đông.
Plei Chuêt church
Even the gate is also designed same as
 a model of communal house of
 the Bahnar people.
Công viên này là nơi tái hiện một cách sinh động không gian văn hoá Bắc Tây Nguyên và tại đây bạn có thể tìm hiểu văn hoá các dân tộc Bahnar, Jrai qua các mô hình nhà rông, nhà mồ, nhà dài, qua các truyền thuyết, hoa văn, hoạ tiết, tượng gỗ được tổng hợp và cách điệu bằng biểu tượng Tây Nguyên. Bạn cũng có thể nghe thấy tiếng đàn T'rung nước, cối giã gạo, cồng chiêng. Đặc biệt, ở đây có gốc cây cổ thụ hoá thạch lớn nhất Việt Nam hàng triệu năm tuổi, được tìm thấy ở miệng núi lửa Chư Á Thai, huyện Ajunpa, tỉnh Gia Lai.

Dưới đây là một số nét văn hoá điển hình của Tây Nguyên:

Nhà Rông là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng như lễ tết, hội làng, đám cưới, cầu nguyện và là nơi hội họp của cả buôn làng. Nhà Rông của mỗi dân tộc Bahnar, Sedang hay Jrai đều có nét riêng ở kiến trúc tạo dáng và hoa văn trang trí. Đây là ngôi nhà bề thế, lớn nhất làng với mái xuôi dốc gần như thẳng đứng, được dựng trên những cột lớn. Thông thường, Nhà Rông có 8 cột làm bằng cây đại thụ rất thẳng và chắc. Mái lợp bằng lá gianh. Trên những vì kèo có trang trí hoa văn màu sắc rực rỡ mang ý nghĩa phụng thờ, những sự tích huyền thoại, những thú vật được cách điệu, những cảnh sinh hoạt gần gũi trong cuộc sống.
Đồng Xanh park
A wood carved statue outside
 a model of grave house.
 Nổi bật trong Nhà Rông là hình ảnh mặt trời chói sáng. Một số Nhà Rông mang hình vật tổ như chim én, trâu rừng. Nhà Rông còn là một biểu hiện về tình trạng sinh sống của làng. Nhà Rông càng to, càng đẹp thì càng chứng tỏ sự giàu có, mạnh mẽ của dân làng.

Lễ bỏ mả (pơ thi): Người Bahnar và Jrai ở tỉnh Gia Lai không có tục thờ tổ tiên, không có ngày giỗ người thân qua đời hàng năm. Để thương tiếc người quá cố, họ giữ gìn mồ mả trong một thời gian cố định và sau đó tổ chức "lễ bỏ mả" để tiễn đưa vĩnh viễn người chết. Buổi lễ này được tổ chức lớn nhất trong tang lễ của người Tây Nguyên. Sau lễ này, nhà mồ bị bỏ hoang, mặc cho cây rừng tự do bao phủ.

Lễ đâm trâu (hay lễ hội ăn trâu) được tổ chức vào những dịp ăn
mừng chiến thắng, năm mới, được mùa, khánh thành Nhà Rông, lễ cầu an.

Lễ ăn cơm mới của người Bahnar và Jrai để tạ ơn thần lúa, mừng mùa thu hoạch mới, cầu mong ruộng nương ngày càng nhiều thóc lúa. Lễ này được tổ chức sau mùa thu hoạch.


Đồng Xanh park
Trang phục dân tộc: Nữ mặc áo xà rông bằng thổ cẩm với những hoa văn hình thoi hay tam giác, nối kết với nhau tạo thành những đường ngang trên trang phục. Nam đóng khố, trên đầu quấn dải băng bằng thổ cẩm. Nền chính của thổ cẩm Tây Nguyên là đen, chàm, trắng.

Cồng chiêng: Ngày 25/11/2005, Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Gia Lai hiện là tỉnh còn lưu giữ được nhiều cồng chiêng nhất Tây Nguyên (trên 5.000 bộ).

Múa xoang là một điệu múa tập thể của người Tây Nguyên theo nhịp chiêng. Mọi người tham gia thể hiện một tinh thần cộng đồng, gắn bó với nhau. Mọi người cùng nắm tay nhau thành vòng tròn quanh ngọn lửa và bước nhịp nhàng theo tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng.

Vào dịp lễ cơm mới hoặc lễ hội cúng Giàng, các chàng trai được dịp thể hiện bản lĩnh người tráng sỹ Tây Nguyên bằng nhịp điệu oai hùng trong múa khiên. Một tay họ cầm khiên, một tay cầm kiếm. Khiên được trang trí bằng những hoa văn cách điệu. Những điệu múa mạnh mẽ qua lại giữa hai tráng sỹ thể hiện con người và đất trời như hoà quyện vào nhau làm một.

Gia Lai là tỉnh thứ 55 trong số 63 tỉnh thành mà tôi đã tới thăm ở Việt Nam. Tây Nguyên là nơi mà tôi thực sự yêu thích. Chúng tôi sẽ cùng nhau lưu giữ những kỷ niệm đẹp về những vùng đất mà chúng tôi đã ghé thăm, cũng như những người dân rất thân thiện và mến khách mà chúng tôi đã gặp trong chuyến đi này. Đó là ba người đàn ông người dân tộc Ede và M'nong mà chúng tôi gặp trên cầu treo đến thác Dray Sap, cậu bé lái xe taxi ở Pleiku giới thiệu cho chúng tôi món phở khô là đặc sản của Pleiku và em cũng mời chúng tôi đi uống cafe ở công viên Diên Hồng trước khi chúng tôi ra sân bay, cô gái người dân tộc Jrai là lễ tân ở công viên Đồng Xanh, một người đàn ông ở gần thác Dray Nur chỉ cho chúng tôi con gà rừng có tai màu trắng, cậu bé 13 tuổi bán cháo vào buổi tối trên đường phố Buôn Mê Thuột và rất nhiều người luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi. Các bạn hãy đi và hãy trải nghiệm và tôi tin rằng các bạn cũng sẽ yêu mến mảnh đất này.
Gongs (Cồng Chiêng) The “cồng” has a knob on the surface and produces single, uniform sound, while the “chiêng” is featureless but produces a wider range of notes. Gongs are an integral part of ethnic life in Vietnam and come in a variety of shapes and sizes. In the Central Highlands, they are known by family names such as Mother, Father and Older Sister. Resting on the thigh or hanging from a frame, gongs can be played by hand or with a padded stick. They are also a symbol of wealth. A single gong can be worth as much as 2 elephants or several buffaloes.


Hanoi_girl
Source: travelblog.org

No comments:

Post a Comment