Sunday, March 9, 2014

» Home »

Đọi Tam drum village

At a house in Đọi Tam village
The woman is painting drums at her house. She is
daughter in law of famous artist Phạm Chí Khang.
Wednesday 8 December 2010 - After I was back home from Phú Quốc island, I went to meet a friend with whom I planned a trip to Đọi Tam drum village. We rented a car with driver and traveled for a day. The village is located 65km south of Hanoi, in Duy Tiên district, Hà Nam province. Among 1,500 craft villages in Vietnam, Đọi Tam is one of the oldest villages. It has existed for over 1,000 years (since 986). On one of the recent TV shows, there was an interview with Mr. Phạm Chí Khang, a talented artist who made the biggest drums in Vietnam. I decided that I would like to meet and talk to this man. Fortunately, I found a good companion and we made a trip to the village.


Drums are waiting to be paint
When we arrived at the village, we went to Mr. Phạm Chí Khang's house. His daughter in law was painting small drums (photo No. 1) and she advised us to go next door. Mr. Khang (photo No. 4) is 57 years old and he has 8 grandchildren. He used to be a soldier and now he is a member of the veteran organization. He is one of the best 4 drum makers in the village and his family (he and his uncle as well as relatives) has made the two biggest drums in Vietnam. Both these drums are placed in Hanoi and they are called "Trống sấm" ("trống" means "drum" and "sấm" means "thunder"). You can see one of these drums (2.65m high) at the Temple of Literature in Hanoi (see this photo). On the occasion of Hanoi's 1000th year celebration, this family made the biggest ever drum which is 3.1m high, diameter 2.35m and 1,300kg in weight. This drum is now reserved in Hanoi citadel and waiting for setting up a roof over it.

In Vietnam, drums are used at schools, pagodas, festivals, musical performance stages, even funerals etc. The material for making drums are wood from jackfruit trees, buffalo skins (in some cases, very big buffaloes), bamboo nails, rattans and paints.

Famous artist Mr. Khang and his grandchildren
Mr. Khang is 57 years old and he is one of the best
 artists for making drums in Đọi Tam village. His family
 has made the two biggest drums in Vietnam.
 Both these drums are now placed in Hanoi.
This is a photo of jackfruit tree. To make a complete drum, there must be 3 steps: 1. cleaning and drying buffalo skin, 2. making drum frame from wooden pieces, and 3. spreading and fixing buffalo skin over drum. The last step is the most difficult, as the sound of drums depends on this step. After the drum makers decide "standard sound" based on his own experiences and musical knowledge, bamboo nails are driven onto drums.

When we came in Mr. Khang's house, he was working on a drum. He greeted us with smile and invited us to drink tea. Then he showed us his storage. We saw drums everywhere in his house, on ground, kitchen, even next to beds and doors. According to him, there are 500 households in the village, which make drums or some parts of drums. 20 households among them own factories. This work is also movable, ie the locals bring material to other provinces and they make drums over there.
Various type of drums
Mr. Hùng's wife is so friendly to us. She is finding
some types of drums to show us for taking photos.
Mr. Khang also is a member of the village troupe (60 members) for drum performance in the festivals.

We took a photo of Mr. Khang and his 3 grandchildren. When his grandson beat a drum, its sound made me feel like atmosphere of the mid autumn festival and it also reminded me of my childhood. We said good bye to Mr. Khang and moved on to next place. We passed by a big factory on the way and decided to stop there and see big drums.

Mr. Hùng, the owner of this factory, was not at home, only his wife and her brother welcome us. I think this is the biggest factory in the village. Again, they invited us to drink tea and showed us the factory as well as various type of drums.
Painting material for drums
(Mr. Khang's house)
At this factory, wine barrels and bath tubes (to be used with medicinal herbs at hospitals) are also made. After visiting two families, we learned some interesting information about process for making drums.

When we walked along an alley to take photos of old houses with tile roofs, a lady joked to me "Are you taking photo of a poor house?". I replied to her "You have power and TV, so it's not a poor house". She invited us to come in and her husband even smoked with his pipe and plate as I wondered how to use it. They do farming work and also make drums for extra income.

The last site we visited was a pagoda on the top of the Đọi mountain. There was a great view of the village and nobody at the pagoda. What we enjoyed on this trip was the countryside landscape and friendliness of the local people. We were strangers and they expected nothing from us, but they stopped working to explain us how to make drums. I asked the locals whether there were many tourists who came to the village. They replied to me "Only people from the television centers", so this place still off the beaten path for foreign tourists.

Bamboo nails are driven onto drum
Travel tips: Our car rental with driver for a day trip cost US$40 (VND 800,000). You also can visit a drum shop at No. 8, Hàng Nón street in Hanoi's Old Quarter. This shop belongs to Mr. Khang's family (his relative). There are various type of drums and you can learn something about this traditional work.

Other villages in the Red River Delta which make traditional products:

Bát Tràng ceramic village
Phù Lãng ceramic village
Đồng Kỵ furniture village
Chuông hat village (Nón làng Chuông)
Vác village & Cự Đà village
Chuà Thầy pagoda & Chàng Sơn fan village

Làng Đọi Tam - Ngày 8/12/2010

Drums inside a room of
Mr. Khang's house
Trong một chương trình truyền hình tôi xem gần đây có giới thiệu về làng trống Đọi Tam và phỏng vấn hai nghệ nhân làm những chiếc trống sấm lớn nhất Việt Nam. Tôi rất muốn được đến thăm ngôi làng này và rất may là tôi đã tìm được bạn đồng hành đi cùng tôi đến Hà Nam. Ngay sau khi từ đảo Phú Quốc trở về nhà, tôi gặp bạn tôi và chúng tôi thuê xe ô tô (800.000 đồng) đi một ngày. Làng Đọi Tam ở cách Hà Nội 65km, thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Trong tổng số 1.500 làng nghề ở Việt Nam hiện nay thì làng Đọi Tam có lịch sử ra đời từ rất sớm, vào năm 986 đã có ông tổ của nghề, như vậy là ngôi làng này đã có hơn 1.000 năm tuổi.

Nơi đầu tiên chúng tôi tới thăm là nhà của nghệ nhân Phạm Chí Khang. Chúng tôi vào ngôi nhà của con dâu chú Khang (ảnh số 1) và thấy chị đang ngồi sơn trống. Chị chỉ cho chúng tôi sang ngôi nhà bên cạnh. Chú Khang cũng đang ngồi sơn trống. Chú dừng tay mời chúng tôi vào nhà uống nước, cho chúng tôi xem tập ảnh những chiếc trống lớn nhất Việt Nam mà chú đã từng làm. Chú Khang đã 57 tuổi và từng ở trong quân ngũ. Hiện giờ chú là thành viên của Hội cựu chiến binh. Chú cũng là một trong 4 "tay trống" lão luyện của làng hiện nay. Một người chú của chú Khang đã 83 tuổi cũng là một nghệ nhân rất nổi tiếng. Năm 1999, khi Hà Nội kỷ niệm 990 năm Thăng Long, gia đình chú đã làm chiếc trống cao 2,65m, hiện đang đặt tại Văn Miếu. Nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, một chiếc trống sấm lớn hơn có chiều cao 3,1m, đường kính 2,35m và nặng 1.300kg cũng được chính gia đình chú làm và hiện nay chiếc trống này đang được đặt tại Thành Hà Nội và chờ làm mái che.

Wooden pieces from jackfruit trees
These wooden pieces are used for making drums.
Để làm một chiếc trống hoàn chỉnh phải trải qua 3 bước: Làm da, làm tang trống (khung) và bưng trống (căng da), trong đó bưng trống là công đoạn khó nhất. Vật liệu làm trống là gỗ mít, da trâu, song, đinh chốt bằng tre và sơn. Da trâu sau khi đem về phải bào hết lớp màng, ngâm nước khử mùi rồi đem phơi khô. Gỗ làm tang trống phải là gỗ mít dẻo, mềm. Gỗ được cắt làm nhiều khúc rồi pha thành từng "dăm" (thanh), Kích cỡ của trống quyết định số lượng "dăm" dùng để ghép "tang" (khung). Đến công đoạn bưng trống, người thợ sẽ quyết định "âm chuẩn" rồi mới đóng đinh chốt bằng tre để cố định vào thân trống. Do mỗi loại trống mang âm thanh khác nhau, nên người thẩm âm phải có kinh nghiệm và sự am hiểu âm nhạc. Với những chiếc trống sấm thì đòi hỏi người thợ phải có kỹ năng điêu luyện và kinh nghiệm dày dạn.

Mr. Khang is beating a gong
The drums on ground are of Khmer
people. Mr. Khang showed us both
drums and gong made at his house.
Theo lời chú Khang thì hiện giờ, làng Đọi Tam có 500 gia đình làm trống, trong đó 20 nhà có xưởng, còn nhiều người làm lưu động, có nghĩa là họ mang vật liệu đi các nơi khác rồi lắp đặt ở đó. Trống được dùng ở trường học, chùa, lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thậm chí cả tang lễ v.v. Tại làng Đọi Tam cũng có một đội trống gồm 60 người để đi phục vụ các lễ hội.

Chú Khang có tổng cộng 8 đứa cháu. Cậu bé ở trong bức hình số 4 cũng từng xuất hiện trên TV và các bức ảnh, trong đó cậu đang ngồi vẽ hoa văn trên trống giữa rất nhiều những chiếc trống lớn nhỏ ở xung quanh. Cậu bé đánh một chiếc trống nhỏ và âm thanh đó làm cho tôi nhớ tới ngày trung thu và cả thời thơ ấu của mình. Chú Khang dẫn chúng tôi xem nhà kho và các gian phòng khác ở trong nhà. Chỗ nào cũng thấy có trống, kể cả cạnh giường ngủ hay nhà bếp, cạnh lối vào nhà và cả ngoài sân. Chúng tôi cảm ơn và chào tạm biệt chú Khang rồi đi tiếp sang xóm cũ. Trên đường đi, chúng tôi thấy một xưởng làm trống rất lớn nên ghé vào xem. Có lẽ đây là xưởng làm trống lớn nhất ở làng Đọi Tam vì quy mô rất rộng lớn. Anh Hùng chủ nhà đi vắng, chỉ có vợ của anh cùng em trai. Cả hai người mời chúng tôi vào nhà, pha trà uống nước, dẫn đi xem xưởng và còn cắt gỗ, bào "dăm" để chúng tôi chụp hình. Ngoài các loại trống thì ở đây còn làm cả bom rượu, bồn tắm và chậu ngâm chân thuốc bắc cho bệnh viện, tất cả đều làm từ gỗ mít.

A house in Đọi Tam village
We walked along an alley to watch houses
with old tile roofings and were invited to
 this house. See next photo.
Chúng tôi cảm ơn hai anh chị rồi đi tiếp theo con đường làng. Tôi quyết định rẽ vào một ngõ nhỏ có những ngôi nhà lợp ngói. Trong lúc đang chụp ảnh một ngôi nhà, chị chủ nhà cười và nói đùa "Chụp ảnh nhà nghèo à?" Tôi trả lời chị "Nhà chị có điện và TV thì không nghèo". Chị mở cửa mời chúng tôi vào nhà chơi. Ông chủ nhà tiếp đón chúng tôi tận tình và còn biểu diễn cả hút thuốc cho chúng tôi xem. Sau đó, chúng tôi leo lên đỉnh núi Đọi. Ở đó có chùa Long Đọi Sơn và chẳng có ai ở trên chùa. Chúng tôi thực sự ấn tượng bởi phong cảnh làng quê và tình người nồng hậu ở làng Đọi Tam. Chúng tôi chỉ là những người xa lạ đến đây tìm hiểu về một nghề truyền thống và họ dừng công việc để tiếp đón chúng tôi tận tình. Tôi cũng hỏi chị vợ anh Hùng là có nhiều khách du lịch đến đây không. Chị trả lời là chỉ có mấy người ở truyền hình đến quay phim.
At the 3rd house we visited
This man was so friendly to us. He was even smoking,
 so that we could take a photo. There are some drums
behind him. The people in this family do farming work
 and also make drums.
Tôi hy vọng là qua bài viết này của tôi sẽ có nhiều người muốn đến thăm làng Đọi Tam và nếu có thể thì cùng tham gia lễ hội tịch điền Đọi Sơn hàng năm.

Địa chỉ nhà chú Khang: Xóm 4 (hay xóm mới), Đọi Tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam. Ngoài trống, cơ sở sản xuất của chú còn có chiêng, lệnh, cờ và nhạc cụ dân tộc. Cửa hàng của gia đình chú Khang tại Hà Nội: Số 8, phố Hàng Nón.

Địa chỉ nhà anh Hùng: giống như trên, chuyên sản xuất các loại trống, bồn tắm, bom rượu. Ngoài ra họ còn sản xuất một sô mặt hàng khác theo đơn đặt hàng của khách.



Hanoi_girl

Source: travelblog.org

No comments :

Post a Comment