Saturday, September 21, 2013

» Home »

Bản Giốc waterfall (North East - Part 4)


Bản Giốc waterfall on Vietnam - China border

Here I am in the far north of Vietnam. This is the most
 beautiful waterfall I've ever seen in Vietnam.
In the background you can see the Main part of Bản Giốc
waterfall and Quây Sơn river which Vietnam (left side) and
 China (right side) share together.
Day 2 & Day 3 of the 4 day North East trip (29 & 30 May) - We left Chợ Rã town near Ba Bể lake at 5:30am and traveled up north to Bản Giốc waterfall on the Vietnam – China border line. We were all excited as we would experience the most interesting part of the trip. After having breakfast on the top of Đèo Gió pass, we moved on to Cao Bằng town along Highway No. 3. We got to Cao Bằng town at 9am and bought bread and water on a street as we would have lunch quite late at 2pm. The distance from Cao Bằng town to Bản Giốc waterfall is 90km, of which 30km are in bad condition. The mountain scenery along the way is one of the most beautiful landscapes I’ve seen in Vietnam and I felt like the mountain ranges are endless. On the way we passed by small towns, corn fields, small houses made of soil, and I loved the yellow flowers of soya bean trees.
On the way to Ngườm Ngao cave

We had to walk up and down stairs, then we passed by
mountains and corn fields before getting into the cave.
It took us 4 hours and 15 minutes to travel 90km. At some sections our speed was only 20km per hour. Cao Bằng is one of seven provinces in northern Vietnam which has border with China. The road had been degraded due to the overloaded trucks which carry goods from/to China. Some sections of the road are under construction, but the progress is very slow. At one point our car was stuck on a muddy road. Both tour guide and tourist pushed the car but it didn’t work. We were so hopeless. It was 1pm and we were all worried that we couldn’t get to the waterfall on time. Some trucks passed by us on the front road, but they couldn’t help as the drivers said they didn’t have a chain. Fortunately, a couple of trucks appeared behind us. One of them helped us pull our car backwards, then our driver sped up and he could get through this section.

Buffaloes & Bản Giốc waterfall

Love this view. I am walking toward the waterfall.
From this point you can view the sub-waterfall
of Vietnam on the left side, and the main part of
 the waterfall on the right side which both
Vietnam and China share together.
We arrived at Bản Giốc waterfall at 2pm and were overjoyed to see it after all the troubles and efforts. The view of the waterfall from the road is amazing. May to August are the best months for visiting the waterfall. During dry season, there is not much water, so it doesn’t look great. Our tour guide said he went to the waterfall one month ago and now it looks much better. We had lunch quickly then walked toward the waterfall. When my father was young, he worked as a water resources engineer in this area. He said at the time Bản Giốc waterfall was completely on the Vietnamese land and the Vietnam – China border line is one km away from the waterfall. However, our tour guide said it was two km, so I am not sure who was correct. After many changes, the border line came closer to the waterfall. As you see in my photos, there are actually two parts at Bản Giốc waterfall. The left waterfall is called “Sub-waterfall” (30m height) which is belonged to Vietnam. The right waterfall is called “Main waterfall” (4 levels) which is shared by Vietnam and China. Half of the Main waterfall and half of the Quây Sơn river are owned by Vietnam, and the remaining parts are belonged to China.

Tour guide and tourist are pushing the car

On the way from Cao Bằng town to Bản Giốc waterfall,
 our car was stuck on this muddy road. Both tour
guide and tourist pushed the car, but it didn't work
until two trucks came behind us and helped us get out
of this place.
 Every year there are one million Chinese tourists visiting the waterfall, while only 30,000 Vietnamese tourists come to the site. There are simple boats at the Main waterfall. Chinese tourists could go by boat and come close to Vietnamese land, but they are not allowed to step on our land. The same rule is applied to Vietnamese. As we didn’t have much time, we decided just to walk near the waterfall and not going by boat. We also saw Chinese buildings (Custom Office) on the other side of the river.

When I was walking toward the waterfall, I saw rice fields with happy buffaloes swimming in the mud, a small house, some souvernir shops, and old women from the Nùng ethnic minority group. The North East of Vietnam is home to the Tày and Nùng ethnic minority groups, and there is a small number of H’mong and Dzao people. The water steam from Sub-waterfall was so strong that my hair and clothes were wet when I was walking through a small bridge in order to get close to the waterfall. The Vietnamese national trig point is placed by the Main waterfall, and the Chinese national trig point is on the other side of it.

Vietnam national trig point
 close to Bản Giốc waterfall

China also has their own national trig
 point on the other side of the waterfall.
(Cột mốc quốc gia của Việt Nam cạnh
thác Bản Giốc. Phía Trung Quốc cũng
 có một cột mốc tương tự).
Our next destination was Ngườm Ngao cave (3km south of the waterfall). Ngườm Ngao means “tiger cave”. The cave is 2,144m in length, but as tourists we only saw 980m. We also had to walk in the cold water before getting out of the cave. At 5:30pm we departed for a trip back to Cao Bằng town and it took us another 4 hours and 15 minutes to travel in the darkness. When we passed by the place where our car was stuck in the morning, we saw a white truck standing there alone. Our driver was really concerned about the bad road and if it rained we may have to be stuck on the way and also rocks may fall off from the mountains. At one point where the road was very bad, some ethnic minority people were guiding us with flash-lights and speaking their own language. We were very touched by their kindness. Evening was the time for trucks working. I have never seen so many trucks on the road. When we arrived at Cao Bằng town, it was 10pm. So we had traveled about 16 hours by car. We had simple dinner then it started raining hard with thunder.

Next morning we visted Pác Bó historical site (50km from Cao Bằng town) where Hồ Chí Minh used to live and work from January 1941 to August 1942. Then he came back to China and was put into prison during 1943 – 1944. While living in Pác Bó, Hồ Chí Minh called the stream and mountain near his cave as “Lenin stream” and “Karl Marx mountain”. We went to Cốc Bó cave where he lived in 1941. It was cold and wet with water drops from the rocks. He was sick after living there for a while. We left Cao Bằng town in the afternoon and moved on to Lạng Sơn city.

View of Bản Giốc waterfall from the road

We just arrived at the site and everyone was so happy
to see the waterfall. It was so amazing. We traveled
by car from 5:30am and got here at 2pm.
My favorite places on the whole trip are Bản Giốc waterfall (the most beautiful waterfall in Vietnam), Ba Bể lake (the largest natural lake in Vietnam) and Mẫu Sơn mountain. I will remember the truck driver I met in Lạng Sơn when we were stuck on the muddy road for 3 hours and the ethnic minority people with flash-lights in Cao Bằng.

This is my last blog about my 4-day trip to the North East of Vietnam. So I have done 6 trips in Vietnam over the past 5 months. My next destination will be Phuket at the end of this month.

Travel tips: Cao Bằng town is located 300km north of Hanoi. Highway No. 3 is is in good condition. Bản Giốc waterfall is 90km north of Cao Bằng town. I am not sure whether foreigners need a permit to visit the waterfall or not, as I got different answers from two receptionists at my hotel in Cao Bằng town. I saw one westerner going by morotbike to Bản Giốc waterfall. He is the only foreigner I saw on the 4-day trip.

Lenin stream & hat of
 ethnic minority people

Pác Bó is the area where Hồ Chí Minh
 lived during 1941 and 1942. The stream
 was given a name by him as "Lenin stream",
and the mountain in the background was
called "Karl Marx mountain". I am wearing
 a traditional hat of the Nùng ethnic minority people
 in North East Vietnam. The layer on inner
side of the hat is made of banana leaves.
(Mặt trong của nón dân tộc Nùng là lá chuối).

Other blogs about the same trip:

Tuyên Quang (North East - Part 1)

Ba Bể lake (North East - Part 2)

Lạng Sơn (North East - Part 3)

Cao Bằng – Ngày 29 & 30/5/2012

Chúng tôi rời khỏi thị trấn Chợ Rã vào lúc 5 giờ rưỡi sáng và đi 120km đến thị xã Cao Bằng. Mọi người đều háo hức vì ngày hôm nay chúng tôi sẽ được tới thăm thác Bản Giốc và đây là phần thú vị nhất của hành trình. Sau khi ăn sáng trên đỉnh đèo Gió, chúng tôi đi tiếp đến Cao Bằng theo đường Quốc lộ số 3. Khi chúng tôi tới thị xã Cao Bằng thì đã là 9 giờ sáng. Chúng tôi chỉ kịp mua mấy chiếc bánh mì và nước uống, vì bữa trưa ngày hôm nay sẽ rất muộn, vào lúc 2 giờ chiều khi chúng tôi tới thác
Bàn Giốc. Khoảng cách từ thị xã Cao Bằng đến thác Bản Giốc là 90km, trong đó có 30km đường rất xấu. Phong cảnh núi non trên đường đi là một trong những phong cảnh đẹp nhất Việt Nam và tôi có cảm giác như những dãy núi lô nhô trải dài đến bất tận. Chúng tôi đi qua những thị trấn nhỏ, những cánh đồng ngô, những ngôi nhà đất trình tường và tôi rất thích màu vàng của hoa cây đỗ tương.
Scenery on the way to Bản Giốc waterfall

Yellow soya bean flowers (Màu vàng
là màu của hoa cấy đỗ tương).
Chúng tôi đã phải đi mất 4 giờ 15 phút trên quãng đường dài 90km. Một số đoạn đường quá xấu, nên tốc độ xe đi chỉ 20km/giờ. Con đường bị xuống cấp do có nhiều xe quá tải chở hàng lên các cửa khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc và với tốc độ thi công chậm chạp như hiện nay thì phải mất hai năm nữa đường mới làm xong như lời cô bé người dân tộc Nùng là hướng dẫn viên ở động Ngườm Ngao đã nói. Đến một đoạn đường xấu, anh lái xe không muốn quay lại để đi theo con đường khác, nên anh quyết định cứ đi qua. Kết cục là xe của chúng tôi bị sa lầy trên con đường đất gồ ghề. Cả hướng dẫn viên và khách du lịch cùng đẩy xe, nhưng không ăn thua. Chúng tôi cảm thấy thật vô vọng, vì sợ là sẽ đến thác Bản Giốc quá muộn, rồi còn phải quay lại Cao Bằng trong ngày hôm nay. Chúng tôi cũng vẫy những chiếc xe tải chạy trên con đường lớn ở phía trước, nhưng lái xe nói là họ không có dây xích kéo, nên phải chờ xe khác. Vừa đúng lúc đó thì có 2 chiếc xe tải xuất hiện ở phía sau xe chúng tôi. Họ muốn đi qua nhanh để chở hàng thì phải giúp chúng tôi thoát ra khỏi chỗ này. Người lái xe tải buộc dây và kéo xe của chúng tôi lùi về phía sau. Cách làm này rất có hiệu quả và anh lái xe của chúng tôi tăng tốc vượt qua con đường. Chúng tôi thật vui mừng vì có thể đi tiếp được hành trình.

Sub-waterfall on Vietnamese side

During dry season there is very little water at this
sub-waterfall. The best time for visiting Bản Giốc waterfall
is from end of May to August (Đây là Thác phụ bên phía
Việt Nam. Vào mùa khô rất ít nước ở đây).
2 giờ chiều thì chúng tôi tới thác Bản Giốc. Cả đoàn ra khỏi xe khi nhìn thấy thác nước từ trên cao và mọi người đều thốt lên “Đẹp quá!”. Chúng tôi đã phải mất bao nhiêu công sức để đi được tới đây, mặc dù thác Bản Giốc chỉ cách Hà Nội 390km. Từ cuối tháng 5 đến tháng 8 là khoảng thời gian thích hợp để đến thăm thác Bản Giốc, vì vào mùa khô thì có rất ít nước, nên thác không đẹp. Cậu hướng dẫn viên nói là mới hôm 30/4 cậu lên đây thì thác phụ chỉ có lơ thơ vài dòng nước. Nhưng hôm nay thì cả hai thác nước đều chảy rất mạnh. Một chị người địa phương nói là vừa mới tuần trước do mưa nhiều, nước còn ngập cả cây cầu và bãi đất. Chúng tôi ăn trưa thật nhanh rồi đi bộ xuống thác. Khi cha tôi còn trẻ, ông là kỹ sư thủy lợi và làm việc ở Cao Bằng. Ông nói là khi đó thác Bản Giốc nằm hoàn toàn ở phía Việt Nam và cách biên giới Việt Trung 1km. Nhưng cậu hướng đẫn viên lại nói là 2km. Tôi không biết ai nói đúng. Sau nhiều thay đổi, đường biên giới đã tiến sát hơn đến ngọn thác.

Walking to Ngườm Ngao cave

Corn trees are planted on both sides of the road.
Hiện giờ, thác Bản Giốc có hai phần. Phần thác phụ ở phía bên trái cao 30m là của Việt Nam. Phần thác chính ở phía bên phải có 4 tầng và dòng sông Quây Sơn được chia đôi cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Sông Quây Sơn bắt nguồn từ phần đất của Việt Nam, nhưng khi đến thác Bản Giốc và xuống hạ lưu thì lại thuộc về cả hai quốc gia. Hàng năm có 1 triệu khách du lịch người Trung Quốc đến thăm thác Bản Giốc, trong khi phía Việt Nam thì chỉ có 30.000 người. Ở phần thác chính có những chiếc bè nhỏ. Khách du lịch người Trung Quốc có thể đi bè sang sát bên phía Việt Nam, nhưng họ không được phép đặt chân lên bờ. Quy định này cũng được áp dụng tương tự đối với khách Việt Nam. Vì chúng tôi không có thời gian, nên chúng tôi chỉ đi dạo đến gần thác mà không đi bè.

Bản Giốc waterfall & Quây Sơn river

Some days in the rainy season the whole area including
the point where I am standing is submerged in the water
 owing to a large volume of water coming down
 from the upstream.
Khi tôi đang đi bộ về phía thác nước, tôi nhìn thấy những cánh đồng nơi có những con trâu đang đùa nghịch khi dầm mình trong bùn, một ngôi nhà nhỏ, những cửa hàng bán đồ lưu niệm và những người phụ nữ dân tộc Nùng. Những người dân tộc sống ở vùng Đông Bắc Việt Nam chủ yếu là người dân tộc Tày và Nùng, chỉ có một số ít người Mông và Dzao. Hơi nước từ bên thác phụ bắn ra rất mạnh, nên khi đi trên chiếc cầu nhỏ để đến sát phần thác, cả tóc và áo của tôi đều bị ướt và tôi phải cất máy ảnh vào trong túi. Gần đó là cột mốc quốc gia của Việt Nam. Phía bên kia của thác nước cũng có cột mốc của Trung Quốc. Đứng từ phía bên này cũng có thể nhìn thấy những tòa nhà của Hải quan Trung Quốc và trạm xe điện chở khách Trung Quốc xuống thăm thác.
Bridge to Bản Giốc waterfall

My clothes were wet because of steam from the
sub-waterfall on Vietnamese side.
 I had to put my camera into bag.
Điểm đến tiếp theo của chúng tôi là động Ngườm Ngao cách thác Bản Giốc 3km về phía nam. Ngườm Ngao có nghĩa là “động hổ”. Đường đi bộ vào cửa hang ngang qua những dãy núi và ruộng ngô rất thú vị. Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, nhưng khách du lịch chỉ đi xem 980m, trong đó có đoạn cuối chúng tôi phải lội nước. Chúng tôi lên xe quay về Cao Bằng vào lúc 5 giờ rưỡi chiều và lại phải đi mất 4 giờ 15 phút, nhưng lần này là đi trong bóng tối. Khi chúng tôi đi ngang qua chỗ sáng nay xe bị sa lầy, chúng tôi nhìn thấy một chiếc xe tải nhỏ màu trắng đang bị mắc kẹt ở đó và đứng yên một mình.

Anh lái xe lúc nào cũng lo lắng vì đường xấu và trời có thể mưa vì thỉnh thoảng chúng tôi nhìn thấy ánh chớp. Nếu trời mưa to thì chúng tôi sẽ bị mắc kẹt ở trên đường và thậm chí là có đá lở. Đến một chỗ đường rất xấu vì ngập nước và các lái xe không biết độ sâu là bao nhiêu, nên mọi người phải nhường đường cho nhau.

Souvenirs sold in Cao Bằng town

At the souvenir shop on the ground floor
of Bằng Giang Hotel in Cao Bằng town.
Từng chiếc xe dò dẫm đi qua đoạn đường này. Nhưng hóa ra, mấy người dân tộc đã xúc đất san đường cho bằng phẳng hơn, nên các xe có thể dễ dàng đi qua. Họ còn cẩn thận cầm đèn pin đứng tại đó hướng dẫn các xe đi qua, nhưng nói bằng tiếng dân tộc của họ. Chúng tôi rất cảm động vì có những người dân tộc tốt đến như vậy. Buổi tối là thời gian hoạt động của xe tải. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy nhiều xe tải đến như vậy, cả ngày và đêm trên trục đường này. Khi chúng tôi đến thị xã Cao Bằng thì đã là 10 giờ đêm. Như vậy là chúng tôi đã đi khoảng 16 giờ đồng hồ bằng xe ô tô trong ngày hôm nay. Cả đoàn ra một quán ăn nhỏ đối diện khách sạn Bằng Giang và ăn tối ở đó. Trời bắt đầu mưa to. Sau một tiếng sét lớn thì mạng internet trong khách sạn ngừng hoạt động đến tận trưa hôm sau. Cậu hướng dẫn viên nói là ở Cao Bằng hay có sét vì ở đây có nhiều mỏ quặng.

Baskets of the ethnic minority people

Near Bàn Giốc waterfall.
Sáng hôm sau, chúng tôi tới thăm khu di tích Pác Bó cách thị xã Cao Bằng 50km. Hai bên đường đi có rất nhiều cây tre. Pác Bó là nơi Bác Hồ đã sống và hoạt động cách mạng từ tháng 1/1941 đến tháng 8/1942. Sau đó, Bác quay lại Trung Quốc và đã bị giam trong suốt hai năm 1943 – 1944. Chúng tôi đi dọc theo dòng suối Lê Nin, thăm núi Các Mác, hang Cốc Bó nơi Bác đã từng sống vào tháng 2 và tháng 3 năm 1941 với tên gọi là Già Thu. Trong hang lạnh và ẩm ướt với những giọt nước rơi từ các nhũ đá, nên sau một thời gian sống ở đây, Bác đã bị ốm. Chúng tôi đi tiếp đến chiếc bàn đá nổi tiếng, nhưng hôm nay có học sinh cắm trại nên ở đây rất ồn ào. Gần đây có tấm biển “Vành đai Biên giới” và Trung Quốc ở ngay đằng sau dãy núi. Trên đường quay về thị xã Cao Bằng, cậu hướng dẫn viên chỉ cho chúng tôi thấy mộ Kim Đồng ở phía xa xa. Kim Đồng là một trong những liên lạc viên của Bác và đã hy sinh anh dũng. Buổi chiều, chúng tôi rời Cao Bằng và tiếp tục hành trình đi về thành phố Lạng Sơn.
Rice field near Bản Giốc waterfall

Some Nùng ethnic minority people
have their rice fields near the waterfall.
Tại các cửa hàng bán quà lưu niệm cho khách du lịch ở Cao Bằng, tôi thấy có một số đặc sản của địa phương như là chè đắng, chè Ô Long, mật báng (bột cây báng), hạt dẻ Trùng Khánh, Khẩu Sli (bánh gạo nhào với mật phía trên có lạc), chè mác mật (quả mác mật cũng dùng để ngâm cùng măng chua và ớt) v.v. Ở đây cũng có bán nón lá câu cá của người dân tộc Nùng. Tôi muốn mua bánh trứng kiến nhưng vào mùa này không có.

Đây là blog cuối cùng của tôi về chuyến đi thăm vùng Đông Bắc trong vòng 4 ngày. Những điểm đến mà tôi thích nhất trong chuyến đi này là thác Bản Giốc (thác nước đẹp nhất Việt Nam), hồ Ba Bể (hồ tự nhiên lớn nhất Việt Nam) và núi Mẫu Sơn. Tôi sẽ nhớ cậu lái xe tải mà tôi đã gặp khi xe của chúng tôi bị kẹt ở Lạng Sơn và những người dân tộc cẩm đèn pin giúp đỡ các xe tải trên đường đi buổi tối ở Cao Bằng.

Walking inside Ngườm Ngao cave

Myself, 4 men on the tour and the local guide working
at the cave (a Nùng ethnic minority girl) are walking
inside the cave. Before getting out of the cave, we had
 to walk a short section in the cold water.
Hai tỉnh tiếp theo ở miền Bắc Việt Nam mà tôi muốn đến thăm là Yên Bái và Lai Châu.

Như vậy là tôi đã hoàn thành 6 chuyến đi thú vị trong Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay. Điểm đến tiếp theo của tôi sẽ là Phuket của Thái Lan vào cuối tháng này.










Hanoi_girl
Source: http://www.travelblog.org

No comments :

Post a Comment