Boats on the Lao island We pass by a place for boats to hide in case of typhoon (Khu vực Âu thuyền của Hòn Lao là nơi tàu bè trú ngụ khi có bão) |
Our canoe just arrived at Cù Lao Chàm The canoe driver is helping tourists. |
It is possible to get to this island from both Hội An city and Đà Nẵng city, however the island is more closer to Hội An as it’s actually a commune of the city. Hội An is a very famous tourist destination in the Central Vietnam. I’ve been to Hội An many times, so I would not visit it on this trip. I chose to get to Cù
Sò điệp nướng (grilled oyster meat) in Cù Lao Chàm island One of the food served at the lunch time. |
It rained on the way, but then the sun was shining again. I had to travel a long way from Đà Nẵng city to Cửa Đại port which is about 5-6km away from Hội An. Our tour consisted of a group of Vietnamese tourists from Đà Nẵng and a group of western tourists from Hội An and we shared a canoe. It looks same as a speed boat but smaller in size and enough for about 12 to 15 tourists. It was very bumpy to go by this canoe. I was surprised as the Vietnamese travel agents didn’t warn this to tourists. When I was in Phuket a couple of months ago, on every brochure there was a warning that speed boat is not used for pregnant women or children under 1 year old.
Propaganda for non-usage of nylon bags When you get to the island, a guard will ask you not to use nylon bags. |
Right before visiting Cù Lao Chàm I had a great time on Lý Sơn and An Bình islands in Quảng Ngãi province. I was so impressed by beautiful landscapes of these islands.
Walking around the Lao island (Âu thuyền) This place is for boats to hide in case of typhoon. |
Walking around the Lao island We are going through yellow rice fields to Hải Tạng pagoda (Trên đường đến chùa Hải Tạng). |
When I got back to Đà Nẵng city, I was very tired after running around during the past 6 days. I spent time relaxing and going to Mỹ Khê beach right in the city. The newly built Đà Nẵng international airport has been open since December 2011, so it looks much better than the old one.
Cù Lao Chàm pier - Lao island |
This is the final part of my 7 day trip to the Central Vietnam. During the trip, I spent much time by the sea with visiting 3 islands and 4 beaches along the central coast, so I was really sunburned and had brown skin. Over the past 8 months I have done 10 trips and I have seen many new places. Now I hope I would go back to the North West mountain region this autumn.
Other blogs about the same trip:
Back to my father's homeland (Quảng Ngãi - Part 1)
Lý Sơn island (Quảng Ngãi - Part 2)
An Bình island (Quảng Ngãi - Part 3)
Cù Lao Chàm – Ngày 8/8/2012
Boats on the Lao island (Âu thuyền) |
Cù Lao Chàm bao gồm 8 hòn đảo có tên là Hòn Lao, Hòn Mồ, Hòn Dài, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Nồm và Hòn Tai. Trong đó, Hòn Lao là lớn nhất và cũng chính là điểm đến duy nhất trong tour. Nếu muốn đi thăm các hòn đảo khác thì phải thuê thuyền hoặc book tour ở ngay tại cảng Cửa Đại (cách Hội An khoảng 5-6km). Tại Hòn Lao có hai khu dân cư là Bãi Làng và Bãi Hương với tổng cộng số dân là 3.000 người, trong đó 85% dân làm nghề biển. Hiện nay, ở trên đảo chưa có điện lưới, mà chỉ có điện chạy bằng máy nổ của nhà nước từ 6:30 chiều đến 10:30 đêm. Người dân dùng nước suối từ thâc đưa về. Trên đảo cũng không có trường cấp 3. Tại đây có 1.500 ha rừng nguyên sinh và động vật chủ yếu là khỉ, nhưng khỉ ở đây rất hiền.
Walking around the Lao island Tourists pass by boats, rice fields, local houses and market in Bãi Làng village and visited Hải Tạng pagoda. |
Trời mưa khi chúng tôi đang ở trên đường đi, nhưng sau đó thì lại nắng. Từ thành phố Đà Nẵng đến cảng Cửa Đại đường khá xa. Khi đến cảng Cửa Đại, chúng tôi ghép 3 nhóm khách đi chung một cano. Tôi đặt tour bên công ty Non Nước Việt, nhóm khách người Hà Nội đặt tour bên công ty Da Nang Travel, còn nhóm khách Tây thì đến từ Hội An. Một chiếc cano có thể đủ cho 12-15 người. Trông chiếc cano này giống như tàu cao tốc như
Some kinds of sea snails Some local specialties of the island (Đặc sản của đảo: Ốc vú nàng (bên trái) & bào ngư (bên phải). |
Thật không may là hướng dẫn viên của chúng tôi ngày hôm nay vô cùng chán, có thể nói đây là hướng dẫn viên tồi tệ nhất mà tôi đã từng đi cùng. Cô gái chắc khoảng 20 tuổi, suốt ngày lo bị bắt nắng nên mặt mũi lúc nào cũng che kín. Cô ta không biết chào khách, giới thiệu tour hay nói được bất kỳ một thông tin gì về những nơi chúng tôi đến. Công việc duy nhất mà cô
Boats on the Lao island (Âu thuyền) |
An bên công ty Hoi An Green Travel.
Chương trình thăm quan trong tour như sau: Sau khi đến căn nhà đón khách ở cầu cảng, chúng tôi được đề nghị không được mang theo túi ni lông và phải mua chiếc túi cói của họ (nhét ni lông vào bên trong túi này thì được), sau đó là đi thăm nhà trưng bày về Khu bảo tồn biển với mô hình cua đá, mô hình các hòn đảo, vài bức ảnh chụp về nơi này và mấy mô hình sinh vật biển rất to bằng xi măng. Tiếp theo là đi qua Âu thuyền là nơi có nhiều tàu thuyền đậu để tránh bão, qua cánh
Buddha statue at Hải Tạng pagoda |
Sau hai ngày ở đảo Lý Sơn và đảo An Bình của tỉnh Quảng Ngãi, tôi đã có những ấn tượng rất đẹp về phong cảnh và con người ở hai hòn đảo này và cũng chẳng thấy có khách du lịch nào ở những nơi tôi đến. Tôi đi Cù Lao Chàm cũng chỉ để biết thêm một địa danh mới, chứ cũng không hy vọng mọi thứ giống như báo đài ca ngợi. Quả đúng là như vậy, Bãi Ông gợi cho tôi nhớ đến một bãi biển của Phuket với tiếng ồn ào của những chiếc cano chở hàng đoàn khách du lịch đổ bộ lên bãi biển. Dọc theo một đoạn bãi biển toàn thấy khách du lịch người Việt và người nước ngoài. Hầu hết khách du lịch nói giọng miền bắc, nên tôi đoán đây là các gia đình đến từ Hà Nội. Sau 5 ngày toàn nghe giọng Quảng Ngãi, đến hôm nay tôi mới lại nghe thấy giọng bắc. Bữa ăn trưa thì tốt, nhưng các loại hải sản bán ngoài tour thì rất đắt, ví dụ như ốc vú nàng 300.000 đồng/cân, cua đá 800.000 đồng/cân. Đồ uống ở đây cũng tính giá gấp đôi so với trong đất liền. Nói chung, tôi thấy nhiều thứ ở Hội An giá rất đắt vì người dân tính giá dịch vụ du lịch. Nếu đi Tam Kỳ hoặc Quảng Ngãi thì rẻ hơn nhiều mà đồ ăn thì cũng rất ngon.
Điều mà tôi thích nhất trong tour này là phong cảnh trên đường đi bộ ngang qua Âu thuyền, cánh đồng lúa và xóm làng của người dân trên đảo Hòn Lao, cũng như những ngôi chùa và miếu với kiến trúc cổ. Tôi đã mong ước được đến Cù Lao Chàm từ lâu và đã nhiều lần muốn đi nhưng thời tiết không tốt, nên tàu không thể ra đảo được. Tôi phải đặt tour vì không biết có tàu chở khách hàng ngày ra đảo hay không và mấy giờ tàu chạy. Nếu tôi được tự đi thì tôi sẽ thuê xe ôm thăm quan đảo và đến thăm cả các hòn đảo khác. Nhưng vào lúc này thì tôi nghĩ là tôi sẽ không quay trở lại Cù Lao Chàm nữa, vì ở đây có quá nhiều khách du lịch và đã trở nên thương mại.
Trên đường quay trở lại Đà Nẵng, xe ghé qua khu du lịch Non Nước và tôi nhìn thấy ở đây có thang máy để khách đi thẳng lên trên núi rồi sau đó đi bộ dần xuống và thăm quan các điểm. Giá vé thang máy là 15.000 đồng/lượt. Còn sân bay quốc tế Đà Nẵng cũng mới mở cửa từ tháng 12 năm ngoái và sân bay mới trông khá hiện đại. Cảm thấy mệt mỏi vì 6 ngày di chuyển liên tục để thăm quan thật nhiều nơi, đến ngày cuối cùng của hành trình, tôi chỉ nghỉ ngơi và ra thăm bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng.
Đây là blog cuối cùng về chuyến đi 7 ngày đến Miền Trung của tôi. Ngày nào tôi cũng ở ngoài biển, nên sau 7 ngày tôi bị bắt nắng rất nhiều và có nước da nâu. Trong chuyến đi này, tôi đã đến thăm 3 hòn đảo (Lý Sơn, An Bình và Hòn Lao) và 4 bãi biển (Mỹ Khê, Khe Hai, Sa Huỳnh của Quảng Ngãi và Mỹ Khê của Đà Nẵng). Đây cũng là chuyến đi thứ 10 của tôi trong vòng 8 tháng qua. Tôi cũng hy vọng sẽ quay trở lại vùng Tây Bắc vào mùa thu này.
Các bài viết khác về chuyến đi:
Back to my father's homeland (Quảng Ngãi - Part 1)
Lý Sơn island (Quảng Ngãi - Part 2)
An Bình island (Quảng Ngãi - Part 3)
Hanoi_girl
Source: travelblog.org
No comments:
Post a Comment