Saturday, March 22, 2014

» Home »

Kon Tum (Central Highlands - part 2)

Kon Tum (Central Highlands)
Wooden church in Kon Tum city
The mass finished at 9am on Sunday
morning (6/12) and people were
 leaving the church.
During the American War, considerable fighting took place in 3 provinces (Dak Lak, Kon Tum and Gia Lai) which I visited on this trip. In the spring of 1972, the area in and around Kon Tum province was devastated by hundreds of US B-52 raids during the course of a major battle. You may have heard about the Charlie Hill, which was the famous site of the battle in Dak Tô - Tân Cảnh. Kon Tum city is the capital of Kon Tum province. There are more than 10 ethnic minority groups in this province, for example, Bahnar, Jrai, Sedang, Rengao etc.

A few years ago I met an American veteran, who used to work as a helicopter maintenance engineer in Kon Tum during the late 1960s. He shared with me his surprise when he went back to the area in the 1990s, ie 30 years after the war. The area has incredibly changed in comparison with the war time. At that moment I thought I would like to see Kon Tum one day.

Kon Tum city, Kon Tum province - 5 & 6 December 2009

Inside the wooden church
We left Buôn Mê Thuột city at 12:30am and traveled 250km by
mini bus to Kon Tum city. I expected we would go by high quality bus same as in other cities of Vietnam, but I had no choice in this case. It took us 4 and a half hours to travel on this route. This is the trip that I don't think you would like to do. The 16 seater mini bus stopped anytime on the way to pick up more guests and they would allow as many people as they liked. To cover the lost time, the driver often drives very fast. Imagine our mini bus was passing by a big truck, while in front of us another mini bus was coming from opposite direction. Our driver could find his way in the end, but we felt like we were relieved as we still survived. Fortunately, there were not many guests that day, so we still had comfortable seats. Ticket is so cheap, VND 80,000 (US$4.5) per person for traveling 250km. Our mini bus was going up and down many slopes. There were many hills in this region before the Highway No. 14 was built. Along the way we saw rubber, coffee, pepper and tea trees.
Statue at the wooden churc
We arrived in Kon Tum city at 5pm and found a hotel near Dakbla river. Kon Tum is a small city and less developed than Buôn Mê Thuột and Pleiku cities. Next day we rented a taxi to visit Kon Tum wooden church and Kon Tum prison before taking another mini bus to Pleiku.

The Kon Tum wooden church was built in 1913 by a French priest and now it's an attractive place for tourists in Kon Tum. It was mainly made from wood, no concrete, bricks or steel. It was Sunday morning, so there were many Bahnar and Sedang ethnic minority people attending the mass. The main hall was full of people and others also sat along the corridors. We heard music and songs in Bahnar language. Even though the priest is a Vietnamese (ethnic Viet), he has to preach in Bahnar language. Myself and friend were so impressed by the respect of these Christians. They are ethnic minority people and to attend the mass they had to go there early morning by bus or bicycle.

Door into the wooden church
At 9am people left the church and they
went back home. I think the mass
started early, from 7am.
At 9am the mass finished and people left the church for going home. We talked to a western girl and she said there is
an orphanage behind the church. She also said that there are 5 orphanages in Kon Tum. Unfortunately, we didn't have much time in Kon Tum. We spent only one night and a half day in this city. This morning we had to visit one more site, which would be the Kon Tum prison. So we said good bye to the western girl and a local Bahnar ethnic girl, who used to be an orphan, and we left for the next site.

The Kon Tum prison is located by Dakbla river. It was built by the French in the early 20th century in order to detain Vietnamese patriotic revolutionaries. Nothing left at this place, except for a monument. Also, because of the flood after a strong typhoon a couple of months ago, the site was devastated. An old man, who is the guard at the site, showed us the flood level, which nearly reached the ceiling of the 1st floor of his house. It would take much time to clean up and plant trees again at this site.

Travel tips: There is no airport in Kon Tum city, so the only way to reach this city is by bus/mini bus/motorbike. The nearest airport is Pleiku airport in Pleiku city, 50km from Kon Tum.

Window of the church
You can get to Kon Tum from either Pleiku or Quảng Ngãi province. However, there are some dangerous passes on the route Kon Tum - Quảng Ngãi.

Other blogs about this trip:

Buôn Mê Thuột (Central Highlands - part 1)

Pleiku (Central Highlands - part 3)

TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum - Ngày 5 & 6/12/2009

Chúng tôi rời TP Buôn Mê Thuột lúc 12 giờ rưỡi trưa và đi bằng xe ô tô 16 chỗ đến TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Khoảng cách từ BMT đến Kon Tum là 250km, đi mất 4 tiếng rưỡi, giá vé là 80.000 đồng. Xe của chúng tôi đi qua Buôn Hồ, Chư Sê, dọc theo quốc lộ 14 đến Kon Tum. Đường ở Tây Nguyên chủ yếu là lên dốc rồi lại xuống dốc vì ở đây có nhiều đồi, chỉ có duy nhất 2 con đèo mà cũng rất ngắn.
Me at the Kon Tum wooden church
Hai bên đường là những khu rừng trồng cây cao su hay vườn trồng hồ tiêu, cà phê, chè và rất nhiều hoa dại màu vàng tên là "dã quỳ", hay như người địa phương thường gọi là "cúc quỳ". Tôi hy vọng có xe chất lượng cao như ở các TP khác, nhưng ở đây chỉ có xe đò loại 16 chỗ. Lái xe có thể dừng xe bất kỳ lúc nào trên đường để bắt khách, rồi chở cả hàng hoá, sau đó để bù giờ thì xe phóng rất nhanh. Đôi lúc các hành khách trên xe sợ thót tim vì bác tài lạng lách ghê quá. May là ngày hôm nay không có nhiều khách, nên chúng tôi có chỗ ngồi khá thoải mái và không bị lèn chặt suốt chặng đường dài.

Chúng tôi tới TP Kon Tum vào lúc 5 giờ chiều và tìm được một khách sạn ở gần cầu Dakbla. Kon Tum là thủ phủ của tỉnh Kon Tum. Thành phố này khá nhỏ và nghèo hơn so với Buôn Mê Thuột và Pleiku. Tại tỉnh này có hơn 10 nhóm dân tộc thiểu số như Bahnar, Sedang, Jrai, Rengao v.v., và đặc biệt là nhóm Brau chỉ có 380 người và cũng là nhóm dân tộc thiểu số ít nhất tại Việt Nam. Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, ở khu vực 3 tỉnh Tây Nguyên có những trận đánh ác liệt, mà chắc hẳn các bạn cũng đã từng nghe nói đến đồi Charlie, nơi từng là trận địa nổi tiếng ở Đắk Tô - Tân Cảnh của tỉnh Kon Tum vào năm 1972.
Sunday mass at the wooden church
These ethnic minority people are
 the Bahnar and Sedang.
Vài năm trước đây, tôi gặp một cựu chiến binh người Mỹ. Ông từng làm kỹ sư bảo dưỡng máy bay trực thăng ở Kon Tum vào cuối những năm 1960. Ông có kể cho tôi nghe về sự khác biệt kỳ diệu của Kon Tum 30 năm sau, khi ông quay trở lại nơi này. Mọi vật thay đổi, không còn cảnh hoang tàn của chiến tranh. Việt Nam và đặc biệt là Kon Tum đã trở thành một nơi ông thực sự gắn bó. Khi đó tôi đã nghĩ là nhất định một ngày nào đó mình sẽ đến Kon Tum.

Buổi tối duy nhất ở TP Kon Tum, chúng tôi đi bộ qua các con phố để tìm một hàng cơm, nhưng chẳng thấy chỗ nào bán cơm hết cả, chỉ toàn thấy người ta bán bún, phở, mì. Hai đứa đành phải ăn cháo rồi sau đó thì đi đến một quán chè. Sáng hôm sau, chúng tôi đi bằng xe taxi đến thăm Nhà thờ gỗ Kon Tum và Ngục Kon Tum là hai địa danh nổi tiếng ở TP Kon Tum. Khoảng cách đi lại cũng không xa lắm và chúng tôi chọn xe taxi Mai Linh để di chuyển.

Kon Tum wooden church
Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum nằm trên đường Nguyễn Huệ, TP Kon Tum. Nhà thờ được làm chủ yếu bằng chất liệu gỗ, không dùng sắt thép, gạch và bê tông. Nhà thờ được một linh mục người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1913 và được thực hiện bởi bàn tay của những người thợ tài hoa đến từ Bình Định, Quảng Ngãi và miền Bắc Việt Nam. Đã có gần 100 năm tuổi, nhưng Nhà thờ gỗ Kon Tum vẫn giữ được vẻ đẹp gần như nguyên vẹn từ ban đầu với tháp chuông vút lên trên nền trời xanh của Tây Nguyên. Nhà thờ gỗ Kon Tum là một địa điểm hấp dẫn các du khách khi đến thăm thành phố cao nguyên này.

Lúc chúng tôi tới nhà thờ gỗ là 8 giờ sáng chủ nhật, đúng vào lúc các con chiên đang làm lễ tại nhà thờ. Không khí của khu giáo đường thật đặc biệt với tiếng nhạc du dương và những bài hát thánh ca bằng tiếng Bahnar. Các con chiên ngồi kín trong gian phòng chính và ở cả hai bên hành lang, một số ngồi ở ngoài sân nhà thờ. Tất cả họ đều bày tỏ lòng thành kính tột cùng, từ cụ già đến trẻ nhỏ, cả các bà mẹ người dân tộc đang ru con hay cho con bú. Cha xứ giảng đạo bằng tiếng Bahnar, mặc dù ông là người Kinh. Đến 9 giờ, buổi lễ kết thúc và mọi người ra về bằng xe đạp hoặc xe buýt. Căn phòng lại trở nên yên tĩnh và chỉ còn lại các hàng ghế.
A Christian at the church
An ethnic minority woman (Bahnar) and
 her child outside Kon Tum wooden church
during the Sunday mass (morning).
Chúng tôi trò chuyện với một cô gái người phương Tây và một cô gái người Bahnar và họ nói là họ chuẩn bị đến thăm trại trẻ mồ côi ở phía sau nhà thờ. Ở TP Kon Tum có 5 trại trẻ mồ côi. Thật tiếc là chúng tôi không có thời gian để đi cùng họ, vì chúng tôi chỉ có một buổi sáng duy nhất ở đây và còn một nơi nữa là Ngục Kon Tum mà chúng tôi muốn đến thăm. Cô gái người Bahnar này cũng từng là trẻ mồ côi ở phía sau Nhà thờ gỗ Kon Tum và bây giờ thì cô đã có một gia đình hạnh phúc với 3 đứa con.

Điểm đến tiếp theo của chúng tôi là Ngục Kon Tum nằm ngay bên cạnh dòng sông Dakbla. Nhà tù này được người Pháp xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XX để giam giữ các nhà hoạt động cách mạng yêu nước. Tuy nhiên, hiện nay ở đây không còn dấu tích của nhà tù ngoài một đài tưởng niệm. Phía sau bức tượng là danh sách những người đấu tranh tuyệt thực. Sau trận lụt hồi cuối tháng 9, tức là cách đây 2 tháng, nước lũ từ dòng sông Dakbla tàn phá khung cảnh hai bên bờ sông. Dọc con đường chúng tôi đi vào đài tưởng niệm, khung cảnh trông thật hoang tàn, những gốc cây to nay chỉ còn trơ gốc. Ông bảo vệ chỉ cho chúng tôi thấy vạch màu nâu là mực nước lũ cao đến gần trần nhà tầng 1. Xe taxi quay lại đón chúng tôi về khách sạn. Sau khi check-out khách sạn, chúng tôi ăn trưa với món cơm tấm rồi đi ra bến xe.
Propaganda in Kon Tum city
Near the mini bus station.
Vì Kon Tum không có sân bay, nên bạn chỉ có thể đến TP này bằng xe ô tô hay xe máy từ Pleiku (50km) hoặc Quảng Ngãi (qua một số con đèo nguy hiểm, trong đó có cả Đèo Lò Xo). Khách sạn của chúng tôi ở Kon Tum rất rẻ, chỉ có 150.000 đồng/đêm, mà phòng rất rộng rãi và sạch sẽ, có thể nói là tốt nhất trong các khách sạn chúng tôi ở lần này. Điều làm tôi thích nhất ở Kon Tum là được dự buổi lễ của người dân tộc Bahnar vào sáng chủ nhật ở Nhà thờ gỗ Kon Tum. Còn một nơi nữa ở Kon Tum là Cầu treo qua sông Dakbla thì chúng tôi được khuyên là không nên đến vì nguy hiểm. Điểm đến tiếp theo của chúng tôi là TP Pleiku.


Hanoi_girl
Source: travelblog.org

No comments :

Post a Comment